Nguyên nhân mất sữa – Mách mẹ cách gọi sữa về nhanh nhất cho con trong 3 ngày

Nguyên nhân mất sữa? Mất sữa làm sao có lại?, mẹ mất sữa phải làm sao?, tự nhiên mất sữa phải làm sao? là những câu hỏi thất thần của các bà mẹ trẻ khi gặp phải tình trạng mất sữa cho con bú và không tìm ra được giải pháp nào tốt nhất. Như các bạn đã biết Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất mà tự nhiên ban tặng cho con, giúp bé có khởi đầu tốt đẹp nhất trong những bước đi đầu đời. Mẹ mất sữa sau sinh là vấn đề vô cùng quan ngại mà mẹ và gia đình cần quan tâm hàng đầu.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của sữa mẹ cũng như những điều cần biết về hiện tượng mất sữa mẹ, Nguyên nhân mẹ bị mất sữa và cách giúp mẹ lấy lại được nguồn sữa tươi mát cho con trẻ, bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn.

Nội dung chính

Sữa mẹ và hiện tượng mất sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ?

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho trẻ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều và dưỡng chất: vitamin A, D, vitamin nhóm B, iot, các axit béo thiết yếu và nhiều axit béo nối đôi DHA,… Mỗi nguồn sữa của mẹ là khác nhau tùy theo chế độ ăn uống của mẹ, không có công thức sữa mẹ nào là giống nhau.
  • Sữa mẹ có thể gọi là thực đơn đa dạng nhất dành cho bé. Sữa mẹ biến đổi trong quá trình cho con bú, trong mỗi lần ăn của bé, thay đổi theo cả khí hậu và giới tính để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của bé.

Tại sao nên nuôi con bằng sữa mẹ?

Nuôi con bằng sữa mẹ ( ảnh minh họa )

Có các loại sữa mẹ tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng khoảng thời gian khác nhau sau sinh của mẹ.

  • Sữa non – 5 ngày sau khi mẹ sinh. Là loại Sữa giàu protein, chứa nhiều kháng thể và các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy nhiễm trùng. Vì lý do ngày mà sữa non còn gọi là sữa miễn dịch.
  • Sữa chuyển tiếp – từ 5 đến 14 ngày sau sinh.
  • Sữa trưởng thành – khoảng 2 tuần sau khi sinh. Sữa chứa khoảng một nửa protein trong sữa non, thêm vào đó chứa nhiều chất béo hơn cho trẻ.

Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn trên diện rộng. Đồng thời, sữa giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Đây cũng chính là tiền đề cực kỳ quan trọng để trẻ phát triển về lâu dài, toàn diện về thể chất và trí tuệ.

>>> Xem ngay: Bột ngũ cốc lợi sữa được làm từ 29 loại hạt ngũ cốc giúp mẹ gọi sữa về

Hiện tượng mất sữa mẹ sau sinh

Mất sữa mẹ là hiện tượng tuyến sữa ngừng tiết, thời gian bắt đầu dài hay ngắn tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ. Mất sữa cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc có trường hợp sữa ra ít từ từ rồi mất hẳn.

Tại sao lại bị mất sữa

Tại sao lại bị mất sữa?

Cơ chế tiết sữa mẹ chịu sự điều khiển của hai loại hoocmon chính: Prolactin và Oxytocin. Khi con bú, mẹ sẽ giải phóng hoocmon Prolactin vào trong máu, từ đó kích thích tuyến sữa sản xuất cho bé.  Hoặc đơn giản và gần gũi hơn, chỉ cần mẹ nghĩ về con hay nghe tiếng con khóc, phản xạ vô điều kiện cũng tạo ra hiện tượng tiết sữa cho con.

Tương tự như vậy, khi bé bú, việc ngậm mút núm vú sẽ kích thích sự co thắt mô nhỏ xung quanh ống dẫn sữa, đẩy sữa vào miệng của bé. Cặp đôi hoocmon này chính là sợi dây nối thiêng liêng giữa mẹ và con, giúp mẹ khao khát ở bên con và gắn chặt với con.

Các dấu hiệu điển hình của hiện tượng mẹ bị mất sữa:

  • Bầu ngực người mẹ trở nên lỏng lẻo, xẹp và mềm nhũn.
  • Mẹ không cảm thấy căng, đau tức ngực.
  • Khi con bú, dùng máy hút hoặc dùng tay vắt nhưng không ra sữa.

Tình trạng này, nếu không được chữa trị có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí là mất sữa vĩnh viễn ở người mẹ. Chính vì vậy, mẹ và gia đình cần có những biện pháp cần thiết và lập tức để khắc phục.

Những nguyên nhân và nguy hại của hiện tượng mất sữa mẹ

Hai hoocmon đặc biệt quan trọng, đóng vai trò trong việc tiết sữa của mẹ –  Prolactin và Oxytocin chịu nhiều sự chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố: tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và cho con bú.

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất hai nhân tố này cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc tắt sữa ở mẹ. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây nên hiện tượng mất sữa mẹ mà các bà mẹ cần nên lưu ý:

  • Mất sữa do sức khỏe suy yếu

Sau một quãng thời gian dài mang thai và quá trình “ vượt cạn” đầy khó nhọc, người mẹ gần như mất hết sức lực. Tuy nhiên, quãng thời gian hồi sức sau đó cùng chăm con mới sinh càng làm cho mẹ thêm mệt mỏi và kiệt sức hơn.

Mọi sinh hoạt của mẹ đều gắn chặt với bé, từ việc chăm, tắm rửa, ru ngủ, bé quấy khóc, bé yếu ớt, cho bé bú, … mẹ đều đảm đương. Thêm vào đó là giờ giấc không ổn định cùng ngủ không đủ sức.

Tất cả những điều này khiến mẹ không cân bằng sức khỏe, dẫn đến tuyến sữa hoạt động giảm, mẹ mất sữa dần dần.

  • Dinh dưỡng không hợp lý gây mất sữa ở mẹ

Nhiều mẹ có thể vì kiệt sức sau sinh và chăm con mà ăn uống không được, không đủ, không điều độ. Đụng gì ăn nấy mà không chăm lo cho sức khỏe mình. Lại có mẹ vì kiêng  khem, lo sợ mất dáng, muốn lấy lại vóc dáng nhanh mà không ăn đầy đủ các chất cần thiết để tạo sữa, nuôi sữa và tăng tiết sữa.

Cụ thể, nhiều trường hợp mẹ không ăn thịt heo, móng giò hầm vì sợ béo nhiều, mẹ cũng không ăn hải sản vì có thể sợ mùi tanh, không ăn nhiều tinh bột ( các loại bánh nếp, bánh chưng, xôi ) trong khi chúng  lại cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ, giúp kích thích sữa và tạo sữa nhiều cho con nhỏ.

  • Mất sữa do áp lực căng thẳng

Mẹ sau sinh không chỉ chịu áp lực về chăm con, nuôi con nhỏ, mà còn có nhiều những áp lực khác như vấn đề cân nặng, vẻ đẹp của bản thân, gia đình, chồng, kinh tế,… nhiều những sự kiện khác liên quan làm mẹ stress và trầm cảm.

Chính sự tổn thương tinh thần, áp lực, mệt mỏi khiến mẹ khiến mẹ khí huyết lưu thông kém, kinh mạch trì trệ, tiết sữa kém cho con. Đồng thời, những khó khăn này cũng làm cho lượng sữa mẹ tiết ra có chất lượng kém.

Tình mẫu tử thiêng liêng, khi mẹ thấy sữa mình tiết ra ít lại không ngon cho con càng làm mẹ càng thêm stress, thêm lo. Chính việc này lại làm cho tình trạng mất sữa càng thêm trầm trọng.

  • Mất sữa mẹ do bệnh lý

Có những mẹ bản thân vốn đã mang bệnh rối loạn nội tiết tố, các bệnh về tuyến vú. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng mất sữa: tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nứt cổ gà nghiêm trọng, áp xe vú, thực hiện một số phẫu thuật liên quan đến ngực, phẫu thuật ngực sau sinh, … đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sữa sau sinh của mẹ.

  • Mất sữa mẹ do thiếu kiến thức

Cho con bú không đúng cách:

Mẹ sinh con cần có những kiến thức cần biết về chăm con và cho con bú. Cho con bú không đúng cách cũng là nguyên nhân làm mất sữa ở mẹ, bởi tuyến sữa không được kích thích đúng cách. Lâu dần sẽ dẫn đến phản ứng như một cơ chế không tạo sữa.

Mặt khác, nhiều mẹ ngại, khi cho con bú cảm thấy đau, nhức nên không muốn cho con ngậm ti. Thêm vào đó, nhiều mẹ không cho con bú đủ, tập cho con uống sữa ngoài, sữa theo công thức sẵn. Hoặc cho con bú cố định theo giờ, mỗi lần cách xa nhau, đợi đến khi con khóc mới cho ăn.

Việc mẹ không cho bé bú thường xuyên sẽ dẫn đến lập trình giảm tiết sữa, lâu dần mất sữa ở mẹ. Bên cạnh đó, mẹ lại lo con không ăn đủ sữa từ mẹ nên cho con uống ngoài. Nhưng mẹ lại không biết rằng, nếu tập cho bé như vậy, lâu dần bé sẽ quen sữa ngoài, chán sữa mẹ, không muốn uống. Điều này vừa nguy hại cho mẹ lẫn cho bé. Bé sau này lớn lên sẽ có nguy cơ bị béo phì và thiếu các chất dinh dưỡng quý giá khác có trong sữa mẹ mà sữa ngoài không thể nào thay thế được.

  • Do một số nguyên nhân khác

Vệ sinh núm vú không đúng cách và không sạch:

Điều này dẫn đến tình trạng chán bú ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể bị nấm ngứa, viêm nhiễm. Đồng thời, kéo theo tình trạng ứ đọng vì không tiết được sữa, sữa bị vón cục, không được kích thích. Mẹ dễ bị mất sữa.

Không massage bầu ngực và lấy hết sữa dư ra ngoài:

Thêm một nguyên nhân nữa, đó là mẹ không thường xuyên massage bầu ngực, không lấy hết sữa dư ra ngoài khi bé chưa bú hết. Điều này tạo cơ chế ngực sẽ tiết ra ít sữa hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú.

Không uống đủ nước:

Một nguyên nhân khác mà nhiều mẹ không để ý, đó là cần phải cung cấp đủ nước cho sơ thể. Mẹ cần hiểu rằng, việc cho con bú đồng nghĩa với việc mất nước trong cơ thể. Do vậy, mẹ cần cân bằng lượng nước đưa vào cơ thể để đáp ứng đủ lượng sữa cho con và đủ hoạt chất cho trao đổi chất trong cơ thể mình. Từ đó hạn chế hiện tượng mất sữa, giảm sữa ở mẹ.

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Việc mẹ sử dụng thuốc kháng sinh nhiều trong  quá trình mang thai và sau sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sản sinh sữa và tiết sữa của mẹ. Bởi thuốc kháng sinh phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động, cơ chế bình thường của mẹ.

Từ những nguyên nhân trên, chúng ta thấy rõ rằng chăm sóc trẻ không chỉ  là nghĩa vụ thiêng liêng của riêng mẹ mà còn của những người xung quanh mẹ. Gia đình, chồng chính là chỗ dựa vững chắc cho mẹ vượt qua thời kỳ này và nuôi dưỡng thế hệ tương lai tốt hơn. Chăm sóc và bảo vệ mẹ là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây sẽ là những giải pháp khắc phục những vấn đề trên để mẹ an tâm và có sức khỏe tốt nhất chăm con.

Cách gọi sữa về – Mẹ phải làm sao để có lại sữa cho con?

Các mẹ đừng quá hoảng hốt và mất bình tĩnh khi gặp tình trạng mất sữa. Dưới đây là một số cách các mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà để mang về lại cho con nguồn sữa mẹ mát lành

Mẹ mất sữa phải làm sao?

Mẹ mất sữa phải làm sao?

  • Ngủ đầy đủ và thư giãn tinh thần sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mất sữa làm sao có lại:

Khi bị mất sữa, mẹ đừng nên quá lo lắng mà dẫn đến tình trạng xấu hơn. Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú thường xuyên để kích thích tuyến vú và tuyến yên hoạt động. Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ. Trẻ sơ sinh thường ngủ 17 đến 18 tiếng một ngày, mẹ nên tận dụng thời gian này dể nghỉ ngơi.

  • Gặp chuyên gia tư vấn hoặc nhận được sự quan tâm của gia đình là 1 cách lấy lại sữa khi bị mất:

Với nguyên nhân bị stress hay các vấn đề về tâm lý, mẹ nên tìm gặp chuyên gia để chữa trị, không nên lo lắng suy nghĩ quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và lượng sữa tiết ra cho con. Gia đình và người thân cũng nên quan tâm và chăm sóc, đỡ đần mẹ, để tinh thần mẹ được vui vẻ, sảng khoái, sức khỏe tốt.

  • Hạn chế dùng kháng sinh là hạn chế được nguyên nhân mất sữa:

Thêm một biện pháp nữa cho mẹ để hạn chế mất sữa, đó là khi dùng thuốc kháng sinh hay thuốc trị bệnh mẹ nên tìm hiểu kỹ để hạn chế ảnh hưởng đến các hoocmon trong cơ thể gây mất sữa.

  • Cho con bú đều đặn và đúng là cách gọi sữa về khi bị mất sữa:

Mẹ bị mất sữa, con chính là giải pháp tốt nhất cho mẹ để lấy lại cân bằng. Mẹ cần cho con bú nhiều và bú đúng cách, đủ cữ để kích thích tuyến vú tiết sữa. Đồng thời cũng cần nên thường xuyên xoa bóp, massage vùng ngực và lấy hết sữa ra ngoài nếu bé không ăn hết để cơ chế tiết sữa và sản xuất sữa của mẹ hoạt động bình thường.

Mất sữa mẹ nên ăn gì? – Thực phẩm giúp mẹ cách lấy lại sữa cho con

Dinh dưỡng và chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ rất tốt cho mẹ. Trong bữa ăn, mẹ cần chú ý bổ sung các thức ăn sau để tạo sữa, tăng sữa và kích thích tiết sữa cho bé.

Mất sữa mẹ nên ăn gì ?

Thực phẩm dành cho mẹ mất sữa hoặc ít sữa ( ảnh minh họa )

  • Cơm thực phẩm lợi sữa cho mẹ :

Thực phẩm chính của mẹ giúp tạo sữa. Trong thời gian chăm con, sau sinh. mẹ phải ăn ít nhất  1 bát cơm cho 1 bữa. Nếu các mẹ ăn được cơm gạo lứt thì hiệu quả sẽ rất tốt.

>>> Xem ngay: Cách nấu cơm gạo lứt vừa mềm vừa thơm giúp mẹ dễ ăn hơn

  • Rau:

Mẹ có thể ăn được hầu hết các loại rau, trừ các loại rau sau: mướp đắng, bí đỏ, bắp cải, lá lốt, rau bạc hà, mùi tây, măng tươi, măng khô. Một số loại rau đặc biệt tốt cho mẹ như: rau ngót, rau lang, cải bó xôi… Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho mẹ. Giúp mẹ cảm thấy tươi vui và tràn đầy năng lượng sống cũng như các chất tốt cho tuyến sữa và kích sữa từ mẹ.

  • Các loại thịt cá:

Tất cả các loại mà mẹ ăn được. Thịt cá cung cấp nhiều protein và vitamin cần thiết cho sự tiết sữa của mẹ

  • Hoa quả:

Loại thực phẩm này cung cấp nước, vitamin cũng các dưỡng  chất khác cho cơ thể. Đồng thời, sữa mẹ cũng mát hơn, con tiêu hóa tốt hơn, nhanh lớn hơn.

  • Sữa và nước:

Mẹ trước khi cho con bú khoảng 20 phút, uống sữa vào sẽ cho con sữa mẹ đặc và thơm hơn. Đồng thời, uống đều đặn 2 lít nước một ngày sẽ có đủ nước để tạo sữa cho con bởi thành phần chính của sữa là nước.

  • Các loại thảo dược tốt cho mẹ như:

Lá đinh lăng, lá mít, lá bồ công anh, … Uống nước từ các loại lá này sẽ giúp mẹ nhanh chóng khắc phục được tình trạng mất sữa.

>>> Mẹ nên tham khảo: Cách làm bột ngũ cốc để uống bổ xung giúp sữa về nhiều hơn.

Những loại thực phẩm, thức ăn làm mất sữa mẹ

Các mẹ cần tránh các loại thực phẩm làm cản trở và gián đoạn việc tiết sữa cũng như tạo sữa cho con. Ngoài những loại rau kể trên, mẹ không nên ăn đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, mì ăn liền; uống các loại đồ uống có cồn như bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê và trà xanh. Socola cũng là loại thực phẩm mẹ nên tránh vì nó chưa cefein gây mất sữa ở mẹ. Thêm vào đó là mỡ động vật – gây dư thừa chất béo và tác động đến hương vị của sữa rất nhiều.

Cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Những trường hợp mẹ phải đi làm hoặc vì bệnh lý mà không cho con bú được. Bảo quản sữa mẹ để dành riêng cho con chính là biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ, vừa an toàn, tiện lợi lại đầy đủ.

Cách bảo quản sữa mẹ an toàn

  • Bảo quản bằng tủ lạnh:

Mỗi ngày, mẹ vắt sữa từ 5 – 7 lần, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Nếu để ngăn đá có thể bảo quản được 7 ngày. Nếu để ngăn mát thì phải sử dụng trong vòng 24h.

Trước khi cho bé bú nên ủ ấm sữa lại để an toàn cho dạ dày bé. Trường hợp trữ trong nhiệt độ phòng khoảng 26 – 28 độ, sữa có hiệu quả tốt nhất trong 4h. Trường hợp trời nóng hơn, sữa chỉ nên để ngoài dưới 1h.

  • Bảo quản bằng bình thủy tinh hoặc nhựa nguyên sinh cứng:

Sữa mẹ nên được bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa cứng, chất lượng tốt, nên chọn loại bình dành riêng cho trữ sữa. Số lượng sữa mẹ cho con tùy thuộc vào nhu cầu của con và lượng mẹ có.

Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này. Mẹ cần cho con bú để đảm bảo chất lượng sữa cũng như tuyến sữa của mình và tốt cho con.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con, cho sự phát triển toàn diện của con. Mẹ nên tập trung cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu tiên để bé hoàn thiện sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa và phát triển trí thông minh. Không một sản phẩm hay thức uống nào khác có thể thay thế được sữa mẹ.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho mẹ hiểu và biết cách ăn uống cũng như tập luyện phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất để chăm con và tạo sữa cho con.

5/5 - (11 bình chọn)

Bình luận trên Facebook