Nguyên nhân bệnh đi ngoài ra máu và cách điều trị hiệu quả

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc mà hầu hết chúng ta khi gặp phải hiện tượng này đều suy nghĩ. Để tránh những hậu quả và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau, dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết và những nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Có nhiều trường hợp đi ngoài ra máu nhưng không gây đau, và đa số những người gặp vấn đề này đều nghĩ nó là chuyện thường, chỉ vì bị trầy xước hậu môn không nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm được kể ở trên.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả
Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là trường hợp thường gặp ở nhiều người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay thể trạng cơ thể. Thời gian đầu, máu thường ra ít và bạn sẽ thấy máu có dính ở khăn giấy vệ sinh bạn dùng hoặc lẫn vào phân. Sau đó máu sẽ chảy thành giọt và tia, có thể là màu hồng tươi, màu đỏ sẫm hoặc màu đen tùy tình trạng bệnh.

Hiện tượng đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi ngoài ra máu làm cho người bệnh phải sống chung với bệnh lâu dài, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc, lao động. Gây ra những biến chứng đi kèm như sốt cao, đau bụng, đau rát hậu môn, nôn mửa và cảm giác khó chịu trong quan hệ tình dục.

Đi ngoài ra máu báo hiệu các căn bệnh, cần được khám và điều trị ngay để kịp thời, bảo vệ sức khỏe của chúng ta tốt nhất. Các căn bệnh cụ thể được chứng minh là liên quan đến vấn đề này gồm:

  • Bệnh trĩ:

Bệnh trĩ xuất hiện do chứng táo bón kéo dài, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, hoặc do mang thai.  Người bệnh rất khó nhận biết bệnh này bởi giai đoạn đầu máu chảy rất kín đáo, thường dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân. Nếu người bệnh không chú ý, cẩn thận quan sát thì sẽ không biết được triệu chứng này.

Bệnh sẽ không gây đau đớn cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ, chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, những cơn đau dồn dập sẽ kéo đến. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng mất máu cục bộ, viêm nhiễm nặng, thậm chí dẫn đến ung thư trực tràng, rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

  • Nứt kẽ hậu môn:

Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, Nếu không chữa trị kịp thời và hiệu quả sẽ dẫn đến việc áp xe hậu môn, rò hậu môn, gây nhiễm trùng máu, hoại tử máu, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư,…

  • Polyp trực tràng và đại tràng:

Vì đi ngoài ra máu tươi và vón cục nên dễ gây tình trạng mất máu và mất máu nghiêm trọng ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có tình trạng đại tiện phân lỏng hay táo bón kéo dài trên một tuần và kèm theo đau bụng kéo dài.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả
Đi ngoài ra máu
  • Áp xe hậu môn:

Vì áp xe hậu môn gây ra các khối u cứng, sưng, có mủ, gây đại tiện ra máu tươi, gây lở loét và chảy mủ kéo dài nên nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến chàm da, nhiễm trùng máu, biến chứng táo bón, gây rò hậu môn và ung thư hậu môn gây tử vong cho bệnh nhân.

  • Đại tiện ra máu còn là triệu chứng của các bệnh xã hội nguy hiểm như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh học,… dẫn đến ung thư hậu môn nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nguyên nhân đại tiện ra máu là gì?

  • Đi cầu ra máu do bệnh táo bón:

Táo bón hình thành do ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, sử dụng chất kích thích. Với những bệnh nhân bị bệnh táo bón, phân sẽ vón thành cục lớn, khô cứng. Khi đại tiện, người bệnh phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm cho ống hậu môn của họ bị sưng, đỏ, phù nề, đi cầu phân lẫn máu,…

Sau khi họ đi đại tiện xong, sẽ thấy phần hậu môn của mình đau rát, khó chịu và cảm giác vướng víu. Bệnh để lâu sẽ gây ra bệnh trĩ và một số biến chứng khác nguy hiểm ở hậu môn trực tràng, cũng như bệnh về đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm.

  • Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ:

Có hai trường hợp hay gặp ở trĩ, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Hoặc người bệnh cũng có thể bị bệnh trĩ hỗn hợp. Bởi sự xuất hiện của búi trĩ ở vùng hậu môn mà người bị bệnh đều đi cầu ra máu tươi. Không những thế, họ còn thấy đau, ngứa ngáy hậu môn, búi trĩ gây khó chịu và nặng nề, đau rát.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả
Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ
  • Đi cầu ra máu do xuất hiện Polyp hậu môn:

Triệu chứng duy nhất của căn bệnh bị Polyp hậu môn là đi nặng ra máu tươi, có thể dẫn đến mất máu. Bệnh này diễn biến theo từng đợt, gây đau quặn thắt, nhưng không gây táo bón. Các Polyp này phát triển thầm lặng và có nguy cơ chuyển thành ung thư.

  • Người bệnh bị rách, nứt kẽ hậu môn gây hiện tượng đại tiện ra máu:

Cụ thể, biểu hiện rõ ràng nhất đó là đau rát hậu môn, đi nặng ra máu tươi và máu chảy thành từng giọt. Bệnh này thường xảy ra ở người bị táo bón kéo dài, do phải vận sức rặn nhiều dẫn đến hậu môn bị rách, sưng, chảy máu và sưng,… Hoặc cũng có khả năng xảy ra do người bệnh có quan hệ tình dục bằng đường hậu môn với người khác.

  • Đại tiện ra máu tươi do viêm loét đại tràng và trực tràng:

Triệu chứng tiêu biểu của căn bệnh nguy hiểm này đó là đi ngoài ra máu. Kèm theo đó là một lớp dịch nhầy và đau quặn bụng dưới. Bệnh nhân bị sốt và phải đi đại tiện nhiều lần. Kéo thêm vào đó là cảm giác muốn nôn mửa và khó chịu dài.

  • Dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm hậu môn gây ra bởi nấm, mắc các bệnh về tình dục như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, chlamydia, hoặc do đại trực tràng xuất hiện khối u cũng là những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng đi ngài, đại tiện ra máu.

Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi

Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi báo hiệu nhiều căn bệnh xảy ra ở hậu môn trực tràng như đã kể ở trên. Không những thế, các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh truyền nhuyễn cũng có biểu hiện là hiện tượng này. Triệu chứng đi ngoài ra máu gây ra những tổn hại lớn cho sức khỏe và tinh thần người bệnh:

  • Người bệnh có vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm, dẫn đến mỗi khi cọ sát hay đụng chạm, nó sẽ ngứa ngáy, đau rát hay bị nhiễm trùng.
  • Không chỉ ảnh hưởng đến hậu môn trực tràng, nó còn làm tụt huyết áp, mạch đập nhanh, khó thở, khó bắt mạch, thậm chí người bệnh còn có thể bị ngất, bị suy giảm trí nhớ, rối loạn suy nghĩ và sốc tinh thần.
  • Vì thường xuyên mất máu mà cơ thể người bệnh suy nhược, xanh xao, thiếu sức sống. cùng với mệt mỏi kéo dài có thể gây tử vong.
  • Bệnh nhân bị ung thư trực tràng gây hiện tượng đi cầu ra máu tươi: Trường hợp này gây bệnh có những biến chứng nặng. Cụ thể, đi ngoài máu tươi chảy thành từng giọt, phủ lên phân kèm theo dịch nhầy, có mùi hôi thối và tanh. Thời kỳ cuối, quan sát người bệnh còn thấy hậu môn của họ bị sà xuống, cơ thể gầy đi, số lần đại tiện tăng lên kèm theo hiện tượng táo bón và đau thắt bụng dưới.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả
Bệnh đi ngoài ra máu

Cách điều trị đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đi ngoài ra máu tươi nên ăn gì?

  • Cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và magie cho cơ thể:

Cụ thể, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, rau đay, rau dền, khoai lang, chuối, đu đủ … sẽ giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, làm mềm phân, chống táo bón và đi đại tiện tốt hơn.

  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể với trường hợp đi ngoài ra nhiều máu:

Bệnh nhân cần ưu tiên ăn lê, mận, kiwi, cherry, cam, quýt, bưởi, xoài,… và một số loại quả khác có vị chua tự nhiên để đại tiện ra máu dễ dàng hơn.

  • Bệnh nhân cần chú ý uống đủ lượng nước cho cơ thể:

Mỗi ngày, bạn cần uống đủ lượng nước tương ứng với thể trạng cơ thể. Trung bình 2l nước cho một ngày. Bạn có thể uống nhiều hơn lượng nước này và uống thay thế hay bổ sung bằng nước canh, nước trái cây, nước ép rau quả.

Đi ngoài ra máu tươi không nên ăn gì?

  • Thực phẩm cay nóng:

Tất nhiên, loại thực phẩm này được xếp lên hàng đầu trong danh sách bệnh nhân bị bệnh cần kiêng ăn. Các gia vị nồng cần được hạn chế: ớt, tiêu, tỏi, mù tạt,… Đồng thời, các loại thwucj phẩm chiên xào, nướng, nhiều dầu mỡ cũng cần phải tránh xa.

  • Thức ăn tinh chế:

Hệ tiêu hóa sẽ không thích các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng gói chưa các phẩm màu, hóa chất, gia vị nhiều. Nó hoàn toàn không tốt cho cơ thể và cho các bệnh về hậu môn trực tràng.

  • Các loại đồ uống gây nóng trong người:

Các chất kích thích như cà phê, cacao, rượu, bia, socola nóng hay lạnh, … khiến cơ thể khó tiêu và ảnh hưởng đến việc đi đại tiện.

  • Các loại thịt đỏ:

Loại thịt nên được hạn chế như thịt bò, heo, bê, trâu,…vì chứa các sợi protein làm chậm quá trình tiêu hóa, gây hiện tượng táo bón chảy máu kéo dài.

  • Các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa:

Bệnh nhân cũng càng hạn chế các sản phẩm từ sữa như bơ, phomat, vì chúng có khả năng làm tăng tình trạng táo bón, làm cho bệnh nhân đi đại tiện ra máu tươi nhiều hơn.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả
Không nên ăn các loại thịt đỏ nếu bạn đang bị đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất

Ngày nay y học phát triển, có nhiều loại thuốc khác nhau được các bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân xuất hiện bệnh.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân cùng với đó là kết hợp gel bôi hoặc thuốc đặt hậu môn phù hợp để kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm đau rát đồng thời làm mềm phân giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng và tốt hơn.

Bệnh nhân muốn điều trị dứt khoát bệnh này cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định và yêu cầu của bác sĩ về liều lượng uống thuốc và cách sinh hoạt, cũng như kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Biện pháp phòng ngừa đi ngoài ra máu

Để phòng ngừa bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Cải thiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước áp
  • Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, đều đặn
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Đối với các chị em phụ nữ cần sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh phù hợp để đảm bảo an toàn, cân bằng độ Ph của khu vực nhạy cảm này
  • Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì cần phải đến ngay phòng khám để được khám và chuẩn đoán để có thể điều trị kịp thời

Bệnh đi ngoài hay đi đại tiện ra máu tươi thường xuất hiện phổ biến ở rất nhiều người hiện nay. Bạn không nên vì thế mà xem nhẹ hiện tượng này vì nó có thể hoặc chính là dấu hiệu báo hiệu cho bạn các bệnh lý nguy hiểm khác mà cơ thể đang chịu đựng. Cần chú ý quan sát các biến đổi của cơ thể để có biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có được những hiểu biết, kiến thức phù hợp nhất để đánh giá tình trạng bản thân mình hiện tại và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân tốt hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận trên Facebook