Nguyên nhân trẻ biếng ăn – Bố mẹ nên và không nên làm gì?

Như nhận định của những chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em thì trẻ biếng ăn được xem là một căn bệnh phổ biến của trẻ đa phần từ 6 – 12 tháng tuổi.

Nếu như các ông bố bà mẹ không tìm được cách giải quyết kịp thời thì sẽ khiến cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau cho trẻ.

Các bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết được tai sao trẻ biếng ăn và bé lười ăn phải làm sao nhé.

Những dấu hiệu cho thấy bé bị biếng ăn

Dấu hiệu trẻ biếng ăn
Dấu hiệu trẻ biếng ăn

Những dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn (Ảnh minh họa)

  • Bé không đòi ăn.
  • Chậm tăng cân.
  • Có dấu hiệu suy dinh dưỡng ở những năm đầu đời.
  • Đồ ăn ngon và kích thích đối với trẻ nhỏ nhưng với con bạn thì không.
  • Bé dường như không quan tâm đến vấn đề ăn uống mà chỉ thích chơi đùa.

Vì sao trẻ biếng ăn – những nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ biếng ăn do tâm lý

Tại sao trẻ biếng ăn, thứ nhất là do tâm lý của trẻ. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất bởi do chính bố mẹ trẻ. Khi các bạn la mắng, dọa nạt bắt trẻ ăn thì trẻ lười ăn do tâm lý xảy ra.

Một số ví dụ các bạn hay thường mắc phải khi cho trẻ ăn:

  • Cứ cách 2 tiếng lại cho trẻ bú bình ty 120 ml.
  • Ép buộc con trẻ phải ăn hết chỗ này không thì bắt phạt, úp mặt vào tường chẳng hạn.
  • Bữa ăn nào cũng la mắng trẻ, tạo không khí căng thẳng, làm trẻ không thoải mái khi ăn.

Vậy bé biếng ăn phải làm sao?

Những điều nói trên không đồng nghĩa với việc là bố mẹ không được phép ép trẻ ăn, mà quan trọng là phải có phương pháp để bé không còn ngán ngẩm mỗi khi ăn.

Thay vì la mắng và dọa nạt trẻ thì bạn hãy kiên nhẫn luyện tập thói quen động viên và khích lệ trẻ giúp trẻ có được tâm lý thoải mái hơn khi ăn.

Biếng ăn do bệnh lý:

Có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Bé bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán.
  • Bé đang bị bệnh ốm, đang điều trị thuốc kháng sinh.
  • Các bệnh về răng miệng, làm bé khó nhai nuốt, dẫn đến bé biếng ăn, các bố mẹ phải thật chú ý, theo dõi con trẻ.
  • Bé bị bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa không tốt.
  • Cơ thể bé thiếu các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, selen, … khiến trẻ ăn không ngon miệng và không cảm giác thèm ăn, do đó không có nhu cầu ăn.

Biếng ăn do chế biến thức ăn và sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

  • Bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi, ăn cơm quá sớm khi chưa đủ răng.
  • Không xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé đúng cách.
  • Trẻ 11 tháng tuổi biếng ăn, các mẹ chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau, mà không cho ăn rau làm trẻ thiếu chất, dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Pha sữa với công thức đặc hơn so với hướng dẫn của bác sĩ, hay cho thuốc kháng sinh vào sữa, pha sữa bột vào nước hầm đậu, hầm xương.
  • Không thay đổi món ăn hàng ngày cho bé, ngày nào cũng một món hầm nhừ, xay nhuyễn, cho ăn đồ xay nhuyễn quá lâu, vượt qua 2-3 tuổi.
  • Sử dụng một cách quá lạm dụng, cho trẻ dùng quá nhiều vitamin hay thuốc kích thích ăn mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Biếng ăn do sinh lý

  • Nghĩa là khi trẻ phát triển đến một giai đoạn nào đó thì sinh lý bé có chuyển biến, như: trẻ biết ngồi, biết lật, hoặc mới đi mẫu giáo, … thì tự nhiên bé sẽ biếng ăn vài ngày, thậm chí vài tuần.
  • Bố mẹ cần phải lưu ý chú ý theo dõi tiến trình phát triển của con trẻ để nắm được lý do biếng ăn này và giúp cải thiện cho bé.

Biếng ăn do tâm lý của bố mẹ, hoặc ông bà

  • Đây là lý do hết sức khách quan, khi các ông bố bà mẹ và ông bà của bé cứ so sánh bé với những trẻ khác cùng lứa tuổi. Khi thấy con, cháu mình ít kg hơn lại ép trẻ ăn nhiều hơn khẩu phần ăn hàng ngày, do đó làm bé lười ăn.
  • Vậy nên, hãy tập thói quen bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ chứ đừng cứ lấy trẻ ra so sánh với hầu hết những đứa trẻ cùng tuổi khác vì thể trạng của mỗi bé không giống nhau.

Trẻ lười ăn phải làm sao? – những giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn

Nhiều người thắc mắc, bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? Bước ban đầu là phải cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé trước khi loại bỏ hiện tượng biếng ăn của con trẻ.

Có nhiều cách để giúp trẻ hết biếng ăn như:

  • Giai đoạn sơ sinh:

Nên dùng các loại sữa mát, lợi khuẩn, bổ sung cốm vi sinh, các thực phẩm có lợi cho đường ruột của bé.

Cho bé bú sữa mẹ đủ trong 6 tháng đầu để xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa tốt.

Chú ý:

Nên chọn loại sữa mát, dễ hấp thụ càng giống sữa mẹ càng tốt, thức ăn dễ hấp thu và đa dạng để tránh thiếu vi chất.

  • Ở giai đoạn trẻ 1 tuổi trở đi

Bạn chỉ cần đảm bảo cân nặng bé đạt chuẩn, không cần vượt là được nhé.

Chuẩn bị những thức ăn dễ chuyển hóa để trẻ hấp thu thức ăn một cách tối đa hơn.

  • Tạo cảm giác thoải mái nhất khi ăn:

Hãy tạo cho con cảm giác thoải mái nhất khi ăn các mẹ nhé, bằng cách chúng ta có thể trò chuyện với con, cùng con ăn thật vui vẻ, tạo được cho con có cảm giác hứng khởi khi ăn để mỗi bữa ăn trở thành một điều thú vị đối với con.

  • Luôn luôn đổi bữa cho bé:

Các mẹ hãy đổi bữa cho bé thường xuyên để bé đỡ bị ngán và có cảm giác mới lạ hơn khi ăn.

  • Hãy trang trí các món ăn sao cho thật đẹp mắt:

Người ta thường nói xanh xanh đỏ đỏ lũ nhỏ nó ưa.

Đây chỉ là một câu nói vui nhưng chứa hàm nghĩa rằng, trẻ vô cùng thích thú với những món đồ ăn có hình thù đẹp mắt và chúng sẽ ăn rất nhiệt tình.

  • Tập cho con một thói quen ăn uống khoa học:

Bố mẹ hãy tập cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học nhất bằng cách trong bữa ăn không cho con xem ti vi hay đi ăn rong

Tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học nhất, giúp đường tiêu hóa tốt nhất và tạo cho con cảm giác đói, thèm ăn đúng giờ.

  • Kiên trì xây dựng cho con một đường tiêu hóa tốt nhất:

Các mẹ hãy chọn cho con những thực phẩm bổ sung và tốt cho hệ tiêu hóa như các loại sữa, sữa chua, khoai lang ngọt, sinh tố bơ, bột yến mạch…

Nếu con quá biếng ăn mẹ có thể bổ sung thêm bằng những ly sữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

Các loại sữa bột ngày nay rất đa dạng, mẹ hãy lựa chọn cho con trẻ loại sữa phù hợp nhất để con có thể phát triển và hạn chế hiện tượng biếng ăn.

Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

  • Không nên cho bé uống nước lạnh và ăn đồ lạnh:

Đặc biệt là kem vì đồ uống lạnh và kem làm bé dễ mắc phải các chứng viêm họng gây khó chịu và dẫn đến việc bé ăn không ngon miệng, biếng ăn.

  • Không nên vừa cho bé ăn thức ăn vừa uống nước:

Điều này sẽ khiến bé nhanh no hơn và ăn ít lại, nếu cần mẹ hãy cho bé uống nước canh hoặc nước xương hầm để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé.

  • Khi bé lười ăn dặm, các mẹ cũng không nên cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính.

Các mẹ nên để sữa là một món cho bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng. Nếu ăn xong cho bé uống sữa luôn có thể bé sẽ không uống nổi hoặc khiến dạ dày khó tiêu hơn.

  • Không nên ép con ăn quá đáng:

Để con cảm giác bữa ăn là cực hình mà việc quan trọng là phải tạo cho bé cảm thấy ngon miệng, thoải mái và hứng thú với bữa ăn thì cơ thể bé mới có thể hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng.

  • Không nên để bé hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động:

Điều này có nghĩa là chỉ biết đưa thức ăn vào miệng bé vì như thế bé chỉ ăn vào chứ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

https://appetito.vn/tre-bieng-an-me-nen-va-khong-nen-lam-gi-324/

  • Đối với trẻ biếng ăn từ 6 – 12 tháng tuổi

Đòi hỏi bố mẹ và ông bà phải có những kiến thức nhất định, chứ tuyệt đối không được làm theo những thói quen dân gian mà bản thân mình cho là đúng.

Để điều trị bệnh lười ăn cho trẻ không phải là điều dễ dàng, nhất là trẻ chỉ mới từ 6 – 12 tháng tuổi, nhưng nếu các bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp thực hiện hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả.

Để chắc chắn nhất, các bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên gia dinh dưỡng để biết được bé dư và thiếu chất gì, để bổ sung kịp thời cho trẻ nhé.

Vậy là trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn với các bạn những điều cần lưu ý, nên cũng như không nên làm đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi biếng ăn. Hy vọng sẽ giúp ích các ông bố bà mẹ rất nhiều.

Các bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn lòng chia sẻ và tư vấn cho các bạn một cách cụ thể nhất.

Chúc các ông bố bà mẹ thành công trong việc điều trị biếng ăn đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi nhé!

>>> Xem thêm: Gạo lứt lợi sữa dành cho các mẹ mới sinh em bé muốn sữa về nhiều nhé.

5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận trên Facebook