Tác hại nguy hiểm của bệnh khô khớp và Cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), tại Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm đến 10,41% các bệnh về xương khớp. Vậy, bệnh khô khớp và bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân vì sao mà căn bệnh khô khớp lại chiếm tỷ lệ cao và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta như vậy?

Hy vọng bài viết phần nào giúp bạn đọc hiểu và tìm được cách phù hợp cho bản thân mình để hạn chế và chữa trị căn bệnh này hiệu quả nhất.

Những điều chưa biết về bệnh khô khớp

nguyen-nhan-benh-kho-khop

Hình ảnh khớp gối bị khô và sụn khớp bị bào mòn (ảnh minh họa)

  • Khô khớp là hiện tượng sức khỏe thường gặp không chỉ ở những người có tuổi. Hiện nay, ở những người trẻ tuổi, chúng ta cũng bắt gặp các triệu chứng này. Bệnh chiếm 30% số người trên 35 tuổi, 60% đối với những người trên 65 tuổi và 85% với những người trên 80 tuổi.
  • Khi tuổi tác càng cao, các dịch nhầy và chất dịch khớp bôi trơn các đầu xương và sụn giảm đi, điều này khiến cho các khớp xương hoạt động không được bình thường, trơn tru, phát ra tiếng kêu răng rắc, lạo xạo, lục khục. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh thoái hóa khớp. Nếu người bệnh để nó trở nên nặng hơn, không chỉ mang bệnh thoái hóa khớp mà còn có nguy cơ dẫn đến tàn phế.
  • Bệnh thoái hóa khớp gây cảm giác đau âm ỉ nhưng không sưng tấy, gây bất tiện cho người bệnh lẫn người thân của họ, gây ra các vấn đề sức khỏe khác, ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như những tác hại mà nó gây ra. Từ đó tìm cách hạn chế và chữa trị để có thể giảm thiểu tối đa tác hại của nó.

Vậy, nguyên nhân của hiện tượng khô khớp là gì?

Nguyên nhân và những vấn đề mà khô khớp gây ra

Vì sao hay bị khô khớp?

Nguyên nhân bệnh khô khớp

  • Khớp xương là thành phần cấu tạo đặc biệt quan trọng của cơ thể con người. Ở giữa các khớp bao giờ cũng có một lớp sụn bôi trơn giúp các khớp hoạt động dễ dàng và trơn tru, chịu được sức ép cũng như sức nặng. Quá trình này kéo dài cho đến khi chúng ta già. Dần dần khi cơ thể bắt đầu và trải qua việc suy thoái các bộ phận, cơ quan. Vì vậy, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ,.. để trơ ra khớp xương nằm bên dưới. Bên cạnh đó, ngoài lớp sụn, để các khớp xương hoạt động tốt, cần phải có một lớp dịch nhầy hay còn gọi là dịch khớp để bôi trơn các đầu khớp xương và sụn. Tuổi càng cao, lớp dịch này tiết ra càng ít. Người cao tuổi sẽ dễ bị khô khớp, lâu dần dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
  • Cột sống, khớp gối và khớp háng, cột sống cổ là các vị trí hay mắc chứng bệnh này nhất. Người mắc bệnh này bao gồm những người có cơ địa không tốt – già sớm do di truyền. Bên cạnh đó, những người có cân nặng lớn cũng hay bị vì các khớp phải gánh một trọng lượng nặng hơn. Với những người cao tuổi, khả năng sản sinh và tái tạo sụn cũng như các dịch nhầy giảm rõ rệt, vì thế, họ càng dễ bị bệnh hơn người trẻ tuổi. Đồng thời, một số người tuy trẻ tuổi nhưng họ phải làm việc nặng, vất vả, lao lực trong một thời gian dài và từng gặp các chấn thương như: va chạm, té ngã, tai nạn giao thông, chấn thượng nặng,… cũng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Tác hại của bệnh khô khớp mà bạn chưa biết

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh khô khớp

Ngày nay, khô khớp đã trở thành một vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm. Hầu như các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp xuất hiện ngày càng sớm đối với những người trẻ tuổi.

Khi có những dấu hiệu của khô khớp và bệnh thoái hóa khớp, người bệnh tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị kịp thời. Nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra nếu bệnh không được chú trọng điều trị:

  • Sụn không đủ chất dinh dưỡng để duy trì sự trơn láng. Từ đó hạn chế sự nâng đỡ và giảm sốc cho khớp và bảo vệ hai đầu xương.
  • Khớp khô sẽ giảm tiết dịch nhầy. Nếu để tình trạng này kéo dài, khiến cho khớp sụn bị khô, sần sùi. Khi chúng cọ xát vào nhau khiến người bệnh đau, lâu dần sẽ bùng phát dữ dội. Tới một giai đoạn, khớp xương cứng lại, khe khớp bị hẹp, trục khớp bị lệch, người bệnh có nguy cơ tàn phế suốt đời.
  • Tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Bệnh gây ra những cơn đau thắt, âm ỷ, đau thành từng đợt, ngắn dài tùy trường hợp, cũng có thể đau liên tục và tăng dần ( đối với thoái hóa khớp thứ phát).
  • Gây ra một số vấn đề sức khỏe khác: teo cơ, tràn dịch khớp ( phản ứng xung huyết, tiết dịch màng hoạt dịch gây ra), loãng xương, gãy xương, các biến chứng tiểu đường, tim mạch. Hoặc vì uống nhiều thuốc chữa trị gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, tá tràng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, dùng thuốc còn gây ra tác dụng phụ lên gan, thận, gây rối loạn đông máu.

Cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả nhất

Bị khô khớp nên ăn gì?

Bệnh nhân bị khô khớp bởi họ thiếu các chất nhờn bôi trơn và lớp sụn mỏng đi, nứt nẻ làm cho các khớp xương hoạt động không tốt. Muốn cải thiện điều này, chúng ta cần bổ sung các chất giúp chất dịch nhờn và sụn được tái tạo. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt chính là một cách vô cùng hữu ích giúp người bệnh làm được điều này.

5 loại thực phẩm tốt nhất cho người bị khô khớp

  • Hải sản và xương ống.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng được nằm ở vị trí ưu tiên. Đây là những thực phẩm giúp bổ sung canxi cao, góp phần cải thiện lượng canxi cần thiết cho xượng và sụn của chúng ta phát triển.

  • Cà chua.

Theo những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin, các dưỡng chất cần thiết có tác dụng ngăn ngừa lão hóa cũng như bổ sung chất nhờn, ngăn chặn thoái hóa đồng thời bảo vệ các khớp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, hạt cà chua còn chứa aspirin tự nhiên, giúp giảm đau và chống viêm khớp cho bệnh nhân.

  • Ngũ cốc.

Các loại hạt này chẳng những đa dạng thành phần dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin giúp tạo nhờn cho khớp mà còn tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxi hóa . Đặc biệt, hạt đậu nành cực kỳ tốt cho bệnh nhân khô khớp. Chúng kích thích tế bào sụn sản sinh chất nhờn nhằm tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương.

>>> Xem thêm: Cách làm bột ngũ cốc dinh dưỡng hoặc tìm hiểu thêm về mầm đậu nành để bổ sung tốt hơn.

  • Sữa tươi, rau xanh và trái cây

Các loại hoa quả như chuối có tác dụng rất tốt dành cho bệnh nhân khô khớp. Người bệnh cần ăn các loại rau bổ sung vitamin K như bắp cải, bổ sung chất nhờn như đậu bắp, mồng tơi, cải bó xôi, hành tây, lá lốt, gừng. Trái cây như bơ, đu đủ, cam, chanh, chuối, bởi chúng cung cấp men kháng sinh, vitamin C, kích thích tế bào sụn sinh trưởng.

Bên cạnh những thực phẩm người bệnh cần chú ý, cũng có những loại cần hạn chế và loại bỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nội dung dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề này.

Bệnh khô khớp không nên ăn gì?

3 loại thực phẩm người khô khớp không nên ăn hoặc hạn chế ăn

  • Nội tạng động vật

Là thực phẩm cần hạn chế nhiều nhất bởi nó chưa nhiều cholesteron – chất gây ảnh hưởng đến khô khớp, thoái hóa khớp và bệnh tim mạch.

  • Những thực phẩm làm tăng mỡ.

Các loại thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, dăm bông, bánh kẹo,… Những thực phẩm chứa nhiều hóa chất khác, phụ phẩm  cực kỳ không tốt cho người có bệnh lý về khớp nói chung và khô khớp nói riêng.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh khô khớp cũng cần chú ý đến cách chế biến món ăn. Cần hạn chế dầu mỡ trong món ăn, nên chọn lựa các món hấp, luộc, hạn chế nướng, chiên, rán.

  • Thực phẩm từ cồn hoặc chứa cồn:

Các loại bia, rượu, cà phê, đồ uống có gas đều là những loại đồ uống không tốt đối với bệnh nhân khô khớp. Vì vậy người bệnh cần hạn chế hoặc ngừng hẳn việc sử dụng các loại đồ uống này.

Bệnh nhân khô khớp nên uống thuốc gì?

Chữa bệnh khô khớp theo dân gian

  • Với bệnh nhân đã mắc chứng bệnh này, cần kết hợp dùng thuốc với luyện tập hằng ngày. Trước khi đi ngủ, chúng ta nên thoa một lớp dầu nóng lên các lớp khớp gối, cổ tay, cổ chân. Trong khi ngủ, chúng ta cần gác hai chân lên cao một chút để máu lưu thông dễ hơn. Bên cạnh đó, chúng ta nên tắm bằng nước nóng và tập đi bộ mỗi ngày. Hiệu quả của thuốc điều trị sẽ phát huy tốt hơn khi kết hợp với vật lý trị liệu và các bài tập thể dục bổ trợ khác.
  • Những loại thuốc đông y được sử dụng, dành cho những bệnh nhân thích các loại thảo dược thiên nhiên: rượu hạt mè, lá hoặc rễ cây mơ lông, lá lốt chữa đau chân khi trời lạnh, hạt bo bo ngâm rượu, mật ong kết hợp với bột quế, tỏi ngâm rượu, ngải cứu trắng nướng nóng có tác dụng giảm sưng, giảm đau khớp,…
  • Hoặc bệnh nhân khô khớp cũng có thể ngâm chân bằng nước muối gừng trong khoảng 15 đến 30 phút  không chỉ có lợi cho xương khớp mà còn phòng ngừa cho các bệnh toàn thân.

Chữa bệnh khô khớp theo tây y

  • Hiện nay, có nhiều loại thuốc tây mà người mắc bệnh khô khớp có thể uống để điều trị như: các loại thuốc có chứa Corticoid: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone… hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ibuprofen… Các loại thuốc này có tác dụng kìm hãm và hạn chế cơn đau khớp cho người bệnh đồng thời bổ sung một số hợp chất giúp taọ sụn và tăng cường tiết chất nhờn cho khớp xương.
  • Các tên thuốc hiện nay được bác sỹ và bệnh nhân tin dùng gồm: thuốc trị viêm khớp Glucosamine Chondroitin (từ nhà sản xuất Kirkland (Mỹ), Glucosamine, Collagen Type II, Chondroitin sulfate, Acid Hyaluronic ( AH).
  • Các loại thuốc này có tác dụng bôi trơn mô mềm, phủ đều trên bề mặt khớp nhằm giảm sóc, ma sát. Đồng thời, tăng cường tiết dịch nhầy, bôi trơn các khớp, giảm đau khi di chuyển, tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai của sụn. Không những thế, chúng còn giúp tăng cường hấp thụ canxi và phòng ngừa thoái hóa khớp gối.

Bệnh nhân cũng có thể điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật. Đối với trường hợp điều trị nội khoa kết hợp với thuốc không có hiệu quả, thì các bác sỹ sẽ xem xét điều trị ngoại khoa. Tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, hay thay một phần hoặc toàn bộ khớp cho bệnh nhân.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế mắc bệnh

  • Bệnh khô khớp và bệnh thoái hóa khớp là một hiện tượng tự nhiên của sức khỏe, chỉ có việc nó đến sớm hay đến muộn và tổn thương nặng hay nhẹ mà thôi. Không có một loại thuốc nào chữa khỏi bệnh này vì đây là điều tất yếu của tuổi già. Chúng ta chỉ có thể làm chậm lại quá trình này bằng luyện tập, hoạt động đúng mức và phù hợp cũng như kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ. Thêm một biện pháp hạn chế, đó là chúng ta không nên để tăng cân quá nhiều, bởi vì khi cơ thể tăng 1 cân đồng nghĩa với các khớp phải chịu sức nặng gấp 5 lần bình thường.
  • Trong hoạt động hằng ngày, cần tránh các vận động quá mức như khuân vác nặng, ngồi gập gối thường xuyên,.. bởi các hành động đó có thể làm tổn thương khớp. Một việc khác quan trọng hơn, khi bạn thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra cho xương, khớp, cần phải đi kiểm tra ngay để tránh những hệ lụy xấu xảy ra sau này, thoái hóa khớp xuất hiện.

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có được những thông tin hữu ích về những tác hại nguy hiểm cũng như cách phòng bệnh khô khớp hiệu quả và an toàn nhất. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này để tránh những tác hại và ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận trên Facebook