Đi đái dắt – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh

Trong nhóm bệnh thuộc về viêm đường tiết niệu, tiểu buốt hay đái rắt ( có nơi gọi là đái dắt) gây ảnh hưởng, phiền phức đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh đái dắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên bệnh có thể được điều trị dứt điểm và đưa chúng ta về lại cuộc sống bình thường nếu như biết rõ được nguyên nhân. Dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết về đái dắt là gì và các nguyên nhân bệnh đái dắt cũng như cách chữa trị căn bệnh đái buốt này.

Tiểu rắt hay đái dắt là gì?

Tiểu rắt hay đái dắt, tiểu buốt đều là tên gọi cho một loại bệnh chung, đó là bệnh lý của việc tiểu tiện nhiều lần. Mỗi lần đi lượng nước tiểu ít và cảm giác vừa đi xong, bạn lại muốn đi tiếp, khó chịu không dứt. Không những thế, cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu tiện cũng xuất hiện gây ra nhiều mệt mỏi và di chứng cho người bệnh như đi lại khó khăn, làm việc, sinh hoạt bất tiện.

Bệnh dái dắt
Bệnh dái dắt

Một cơ chế hoạt động của bàng quang ở người bình thường là khi nước tiểu ở bàng quang  đầy ( thông thường từ 250 đến 300 ml), bàng quang sẽ co giãn thành hình tròn và co bóp nhằm đẩy nước tiểu ra ngoài. Khi đã loại bỏ hết nước thải, bàng quang trống rỗng và sẽ nhỏ lại. Người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 3 đến 6 giờ 1 lần.

Còn đối với những người đã bị tổn thương hệ tiết niệu, bàng quan bị tổn thương sẽ rất nhạy cảm. Đặc biệt, vùng cổ bàng quang vô cùng nhạy, chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu cũng kích thích, gây ra phản xạ muốn đi vệ sinh. Hậu quả gây ra cho người bệnh hiện tượng đái buốt, đái dắt, dai dẳng không ngớt. Lâu dẫn nó sẽ dẫn đến căn bệnh đái dắt, đái buốt hay tiểu rắt.

Vậy nguyên nhân của bệnh đái buốt hay bệnh đái dắt là gì?

Nguyên nhân đái dắt là gì?

Nguyên nhân từ bàng quang và niệu đạo

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiểu buốt là do các bệnh về bàng quang và niệu đạo gây ra.

  • Viêm bàng quang:

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là hiện tượng đái dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu. Nếu do lậu, cầu sẽ đái ra mủ, nếu có mủ cần lấy mủ soi, kiểm tra trực tiếp để tìm ra vi khuẩn gây bệnh lậu. Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ. Nguyên nhân chủ yếu của viêm bàng quang là do vi khuẩn và lậu cần.

  • Ung thư bàng quang:

Trường hợp này khá hiếm, người mắc bệnh thường có triệu chứng đái dắt, đái buốt, tiểu ra máu.

  • Viêm tuyến tiền liệt:

Thường có triệu chứng giống với viêm bàng quang… đôi khi có thể gây ra hiện tượng bí đái. Người bệnh sẽ tiểu ra mủ. Trực tràng bị thâm, tuyến tiền liệt to, mềm và đau, đồng thời nặn ra mủ.

  • Viêm niệu đạo:

Đối với nam giới là do bệnh lậu gây ra. Với nữ giới là do vi khuẩn sống ở âm đạo gây ra, ngoài ra cũng do vi khuẩn bệnh lậu gây ra. Triệu chứng của bệnh là do tiểu dắt, tiểu rắt, đái buốt gây ra.

Nguyên nhân gây tiểu dắt
Nguyên nhân gây tiểu dắt

Người bệnh bị tổn thương trực tràng

Ở nguyên nhân này, viêm trực tràng, giun kim ( hay gặp ở trẻ em),ung thư trực tràng cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt, đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh trực tràng và bàng quang ở ngay cạnh nhau trong tủy sống. Chính vì thế chúng dễ ảnh hưởng và tác động lên nhau, gây ra các triệu chứng và hiện tượng tương tự nhau, cụ thể là đái dắt, đái buốt như trên.

Các nguyên nhân khách quan khác

Ngoài những nguyên nhân trên, trường hợp người bệnh đái dắt, đái buốt tình trạng còn xảy ra nặng hơn. Các trường hợp cụ thể được thể hiện dưới đây:

  • Chạy nhảy, tập thể dục quá sức:

Người bị tiểu buốt trong quá trình tập thể dục có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình tập luyện gắng sức. Căng thẳng thần kinh khiến cho không thể điểu khiển, tự chủ được các hoạt động như co bóp bàng quang làm tình trạng bệnh càng thêm nặng hơn.

  • Các thực phẩm gây lợi tiểu:

Cà phê và trà là hai thực phẩm kích thích lợi tiểu nhiều cho chúng ta. Vì thế, khi bạn uốn nhiều hai loại chất này, cộng thêm một số nguyên nhân khác có sẵn về bàng quang hay căng thẳng thần kinh, sẽ tạo ra đái buốt, đái dắt. Người đã mắc bệnh này nên hạn chế sử dụng hai loại thực phẩm trên.

  • Do mặc quần quá chật:

Nhất là đối với các quần bó sát, quần jean ôm, có thể ảnh hưởng đến âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu, gây ra hiện tượng trên. Ngược lại nếu bạn mặc quần áo rộng sẽ có lợi cho đường tiết niệu và tránh nhiễm trùng đường tiểu.

  • Do tác dụng phụ của thuốc.

Nhiều loại thuốc chúng ta uống để điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh, không chỉ có tắc dụng cho căn bệnh đó mà còn có tác dụng phụ đến cơ thể, cụ thể, nó sẽ đi qua dường tiểu tiện. Minh chứng gây ra hiện tượng đái dắt, đái buốt, tiểu rắt.

Nguyên nhân gây tiểu dắt
Nguyên nhân gây tiểu dắt

Cách chữa đái dắt hiệu quả

Chữa đái dắt với bài thuốc dân gian

  • Sử dụng rau mồng tơi: 

Mồng tơi được dùng để chữa bệnh táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu nhiều, tiểu không thông, tiểu dắt, đai buốt… Với chứng đái buốt, tiểu rắt có thể chữa bằng cách rửa sạch rau mồng tơi vắt nước uống. Chia thành nhiều lần uống trong ngày để điều trị bệnh.

Nếu hiện tượng bệnh đái rắt, đái buốt nặng hơn, thì sau khi vắt nước mồng tơi, bạn pha thêm bới nước đun sôi để nguội và một ít muối rồi uống. Phần bã mồng tơi, bạn đắp vào phần bụng dưới, chỗ bàng quang để điều hòa và làm dịu căng thẳng ở bàng quang.

  • Chữa bệnh với rau ngô và bông lá đề:

Râu ngô, bông mã đề là hai loại thực phẩm dễ kiếm, được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Vị ngọt, tính bình, giúp lợi tiểu, lợi mật. Mã đề có tính hàn, vị ngọt không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Kết hợp hai loại thảo dược này sẽ tạo nên một bài thuốc vừa bổ vừa thuận tiện cho người dùng.

Cách chữa bệnh đái dắt
Cách chữa bệnh đái dắt
  • Bài thuốc 1:

Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen,lượng bằng nhau, sơ chế tất cả rồi phơi khô, sắc nước uống, uống 2-3 lần cho một ngày. Dùng trong vòng một tuần để đạt hiệu quả cao trong chữa bệnh.

  • Bài thuốc 2:

Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, rửa sạch, sơ chế tất cả rồi phơi khô, sắc nước uống, uống 2-3 lần cho một ngày. Dùng trong vòng một tuần.

Đi tiểu buốt uống thuốc gì ?

Để điều trị dứt điểm tình trạng đái dắt hiệu quả người bệnh nên đi đến cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để được khám, tư vấn, xác định bệnh chính xác và chữa trị.

Những loại thuốc đầu tiên thường được đưa cho bệnh nhân bệnh này đó là thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, giảm sưng, phục hồi và giảm thiểu bớt tình trạng khó chịu và mệt mỏi do bệnh tiểu buốt, tiểu dắt gây ra.

Đi tiểu dắt uống thuốc gì
Đi tiểu dắt uống thuốc gì

Phòng bệnh đái dắt như thế nào?

Phòng tránh bệnh này là biện pháp hàng đầu cho phụ nữ. Nếu đã mắc bệnh, bạn không nên để triệu chứng này quá lâu, cần điều trị ngay vì chứng tiểu buốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn sau này. Dưới đây sẽ là một số cách đơn giản để bạn nữ bảo vệ mình khỏi bệnh.

  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày ( từ 1,5 lít đến 2 lít) để cơ thể có thể bài trừ được chất độc và vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
  • Tránh uống rượu bia và các chất kích thích khác có hại cho cơ thể.
  • Không nên nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu ngay khi cơ thể yêu cầu.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục cần đi tiểu tiện ngay để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục.
  • Cần mặc quần áo và sử dụng xà phòng các hóa chất phù hợp và an toàn đối với cơ thể để tránh tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể.

Tình trạng đi tiểu buốt, tiểu dắt không chỉ gặp phải ở người lớn, phụ nữ, nam giới mà còn gặp ở trẻ nhỏ. Chúng gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh lý và sức khỏe người bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh đái dắt giúp bạn có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận trên Facebook