17 thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên và những lưu ý quan trọng bố mẹ cần phải biết

Trẻ nhỏ từ 5 tháng tuổi có thể nói là giai đoạn để trẻ sinh trưởng và phát triển một cách tốt và nhanh nhất. Ở giai đoạn này, các mẹ phải thật chú ý cung cấp thực đơn ăn dặm trong các bữa ăn hàng ngày phải đầy đủ chất dinh dưỡng và các chất thiết yếu. Tuy nhiên, với thể trạng và sức khỏe của mỗi trẻ là khác nhau, nên thực đơn ăn dặm cho mỗi bé cũng khác nhau. Các mẹ hãy tham khảo qua bài viết sau đây để nắm rõ hơn thực đơn ăn dặm cho bé từ 5, 6 tháng tuổi giúp bé đầy đủ chất dinh dưỡng, mau lớn và phát triển toàn diện nhất.

blank

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Tại sao phải xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm ?

  • Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng, thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm là 5 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện. Nếu chỉ cung cấp sữa thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể của bé phát triển một cách tốt nhất.
  • Vì vậy, tập cho bé ăn dặm khi bé 5 tháng tuổi là việc hết sức quan trọng của các bậc cha mẹ để tạo bước đệm cho bé có nhu cầu phát triển bản thân.
  • Việc xây dựng một thực đơn cho con ăn dặm là việc không phải dễ dàng gì, các mẹ cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn các món ăn và thay đổi một cách thường xuyên sao cho hợp lý, giúp bé ăn không bị ngán.

>>> Xem ngay: Cách làm Bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm từ các loại hạt thơm ngon bổ dưỡng giúp bé ăn ngon, lành bụng, chóng lớn.

Khi nào áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé

Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng thực đơn cho bé tập ăn dặm nếu bé có một vài dấu hiệu sau

  • Miệng bé cứ nhai tóp tép mỗi lúc rảnh rỗi.
  • Thấy người lớn ăn là bé cũng bị kích thích ở miệng lưỡi, bé tỏ ra rất thích thú và đùn lưỡi liên tục.
  • Bé có biểu hiện đòi bú nhiều hơn bình thường, mặc dù vừa mới bú cách đó không lâu.
  • Giấc ngủ của bé bị ngắt quãng vì bé đòi ăn.

Những nguyên tắc tập ăn dặm cho bé đúng phương pháp

  • Ăn từ ít đến nhiều:

Đây là quy tắc đầu tiên và cơ bản mà các mẹ cần phải ghi nhớ khi xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm. Lúc đầu có thể cho bé ăn bột với một nửa bát con, duy trì từ 1 – 2 bữa/ngày. Nếu bé ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng nên dừng lại, không nên cho bé ăn thêm.

  • Từ loãng đến đặc:

Vì đây là giai đoạn đầu trong thực đơn cho bé ăn dặm vậy nên các mẹ nên pha loãng bột cho bé. Các mẹ khi mua dạng bột ăn dặm cho bé 5 tháng bán sẵn thì phải tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì.

  • Từ ngọt đến mặn:

Giai đoạn đầu khi mới tập ăn dặm cho trẻ, các mẹ nên cho bé ăn các loại bột mặn ngọt như: bột gạo, bột yến mạch,… Từ 2 – 4 tuần mới nấu bột mặn cho bé.

  • Cho bé làm quen với một loại món ăn dặm cho bé trong 3 – 5 ngày:

Nguyên tắc này nhằm mục đích kiểm tra xem bé có phản ứng hay dị ứng với thực phẩm đó hay không và xác định đúng khi nào cho bé ăn dặm. Khoảng từ 3 – 5 ngày nếu bé không có phản ứng gì, không bị rối loạn tiêu hóa thì hãy bắt đầu cho bé tập loại thức ăn khác.

  • Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ: 

Nhiều bố mẹ cho rằng dầu ăn thì không tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn không cung cấp lượng dầu ăn cần thiết cho trẻ thì trẻ sẽ không đủ khả năng có thể hấp thụ được vitamin D và canxi một cách dễ dàng, do đó không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển

  • Cân đối các nhóm thực phẩm:

Mẹ cần chú ý bổ sung cho bé đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

         – Nhóm bột đường: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…

         – Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu,…

         – Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu.

         – Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây.

 

  • Không thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của con:

Các mẹ cần phải lưu ý, không nên cho muối vào thức ăn của bé vì khẩu phần ăn của bé vẫn còn yếu. Nếu nêm thêm mắm, muối vào sẽ làm cho thận của bé làm việc một cách quá sức.

  • Bữa ăn dặm đầu tiên của bé:

Chỉ từ 30-50ml/ bữa bột loãng sau đó tăng lên 100ml/bữa. Lúc đầu chỉ cho bé ăn một vài thìa 1 ngày 1 bữa, sau đó mới tăng dần lên 1 ngày từ 2 đến- 3 bữa. Một bữa bột của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

         – Chất bột đường: bột gạo, các loại bột ngũ cốc khác.

         – Chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc.

         – Chất béo: dầu Olive, dầu cá hồi và dầu đậu nành.

         – Vitamin và khoáng chất: các loại rau và trái cây.

Thực đơn cho trẻ ăn dặm 5 – 6 tháng tuổi

Cà rốt nghiền

  • Thời gian thực hiện: 2 phút.
  • Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê.
  • Cách làm: Nghiền cháo đổ vào bát, tiếp tục nghiền cà rốt cho lên trên. Khi cho bé ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc có thể trộn chung 2 thứ và cho bé ăn cùng một lúc.

Lưu ý: Nên luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin một cách tốt nhất.

Cháo bắp/Cháo ngô ngọt

  • Thời gian thực hiện: 5 phút.
  • Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cháo trắng, 2 thìa cà phê ngô/bắp nghiền.
  • Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm sau đó nghiền nhuyễn và lọc bỏ bã. Các mẹ có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh nhưng nhớ là phải lọc hết bã ngô nhé.

Súp bánh mỳ sữa

  • Thời gian thực hiện: 5 phút.
  • Nguyên liệu: 60ml sữa, 1/4 lát bánh mỳ gối.
  • Cách làm: Nếu làm súp bằng sữa bột thì cần phải pha theo đúng tỷ lệ trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, đem xé nhỏ và cho vào sữa. Sau đó đun lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.

Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được, không cần phải để lửa quá lâu.

Cháo đậu cô ve

-Thời gian thực hiện: 10 phút.

-Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cháo trắng, 2 thìa cà phê đậu cô ve nghiền.

-Cách làm:

  • Đậu cô ve đem rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm và nghiền nhỏ.
  • Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

Cháo rau chân vịt

  • Thời gian thực hiện: 2 phút.
  • Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cháo trắng, 2 thìa cà phê rau chân vịt nghiền.
  • Cách làm: Rau chân vịt đem rửa sạch và chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ, sau đó trộn với cháo trắng.

Súp khoai tây sữa

  • Thời gian thực hiện: 10 phút.
  • Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 60 ml sữa.
  • Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Mỳ (Udon) nấu nước rau củ

  • Thời gian thực hiện: 10 phút.
  • Nguyên liệu: 20g mỳ, 60ml nước súp rau củ, bột gạo.
  • Cách làm:
  • Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong khoảng 5p.
  • Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa.
  • Chúng ta có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm để đảm bảo an toàn thực phẩm một cách tốt nhất.

Súp sữa bí đỏ

  • Thời gian thực hiện: 10 phút.
  • Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 60ml sữa.
  • Cách làm:
  • Bí đỏ đem gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi đun chín tới trong 5p.
  • Sữa bột pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
  • Các mẹ nên mua bí đỏ màu sậm vì sẽ có nhiều vitamin A hơn so với bí đỏ màu tươi.

Thạch táo tươi

  • Thời gian thực hiện: 5 phút.
  • Nguyên liệu: 1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.
  • Cách làm:
  • Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm.
  • Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng được.
  • Chúng ta cũng có thể thay táo bằng lê nghiền.

Nước đào với chanh

  • Thời gian thực hiện: 3 phút.
  • Nguyên liệu: 1/4 quả đào, nước chanh với lượng vừa đủ.
  • Cách làm: Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh.

Thạch cà chua

  • Thời gian thực hiện: 30 phút.
  • Nguyên liệu: 1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh.
  • Cách làm:
  • Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1 phút sau đó trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20 phút cho đông.

Sữa chua dưa lưới

  • Thời gian thực hiện: 3 phút.
  • Nguyên liệu: 1/2 thìa dưa lưới, 2 thìa cà phê sữa chua trắng.
  • Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Tào phớ vị cam

  • Thời gian thực hiện: 3 phút.
  • Nguyên liệu: 1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.
  • Cách làm: Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Táo nghiền

  • Thời gian thực hiện: 3 phút.
  • Nguyên liệu: 1/4 quả táo.
  • Cách làm: Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền.

Sữa đậu nành trộn chuối

  • Thời gian thực hiện: 2 phút.
  • Nguyên liệu: 1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành.
  • Cách làm: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộn chung với sữa đậu nành. Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát.

Súp sữa chua dâu tây

  • Thời gian thực hiện: 2 phút.
  • Nguyên liệu: 2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.
  • Cách làm: Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Đậu hũ trộn nước cam

  • Thời gian thực hiện: 3 phút.
  • Nguyên liệu: 15 ml nước cam,30 ml đậu hũ non.
  • Cách chế biến: Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhuyễn, ray qua luới trộn với nước cam.
  • Dùng loại nước cam dành cho em bé hoặc nước cam vắt pha loãng với tỉ lệ 1:5.

Một vài lưu ý trong cách cho bé ăn dặm

  • Dinh dưỡng cho bé ăn dặm.

Khi cho bé ăn dặm, mỗi bữa ăn đều phải đảm bảo đủ thực phẩm ở các nhóm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Không nên cho bé ăn liên tục một loại thực phẩm nào đó. Điều này sẽ khiến trẻ nhanh ngán, lười ăn và thiếu dinh dưỡng.

  • Có nên cho thêm dầu ăn khi nấu cháo ăn dặm cho con?

Dầu ăn giúp trẻ phát triển, tăng cân, đồng thời cung cấp năng lượng, vitamin cho cơ thể, giúp hòa tan các vitamin như A, D, E, L để cơ thể hấp thụ. Nếu không có dầu ăn, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên việc lựa chọn loại dầu ăn cho trẻ cũng phải lưu ý nhé các mẹ.

  • Có nên sử dụng nước hầm xương cho bé ăn dặm?

Không nên sử dụng nước hầm xương cho trẻ. Vì trong xương có tủy sống và các choleteron có hại cho bé. Các chất này sẽ khiến bé bị khó tiêu và ảnh hưởng ko tốt cho đường tiêu hóa của trẻ.

Các mẹ chỉ nấu sẵn cháo trắng, băm chất đạm. Đến giờ bé ăn, băm thêm rau, sau đó, bắc cháo trắng lên bếp đồng thời cho chất đạm đã băm vào nước quấy tan rồi cho vào nồi cùng cháo trắng, tiếp tục quấy đều tay.

Mẹo vặt trong thực đơn cách cho trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi

  • Tuần đầu tiên: Mẹ nên cho Bé ăn khoảng từ 5ml – 10ml cháo trắng.
  • Tuần thứ hai: Ngoài cháo trắng mẹ có thể bổ sung thêm khoảng 5ml cà rốt, 5ml bí đỏ, 5ml khoai tây hoặc 5ml cà chua vào thực đơn ăn dặm của bé.
  • Tuần thứ ba: Mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho bé ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Lưu ý: Tổng số lượng mà mẹ sẽ cung cấp cho bé khoảng 40ml – 50ml.
  • Tuần thứ tư: Mẹ duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3 nhé!
5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận trên Facebook