Táo bón có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh táo bón hiệu quả

Táo bón là tình trạng không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải. Vậy táo bón có nguy hiểm không? hãy cùng tìm hiểu qua bài tiết của chúng tôi về những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh táo bón hiệu quả nhất.

Táo bón là bệnh gì?

Chúng ta biết rằng, đại tiện là quá trình sinh lý phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng. Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân cứng, là một trong các triệu chứng thuộc nhóm hậu môn trực tràng.

 

bệnh táo bón

Quá trình táo bón chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống và vận động, nó xảy ra ở hầu hết tất cả đối tượng như trẻ em, dân văn phòng ít vận động, phụ nữ mang thai và táo bón ở người già .

Táo bón gây ra hiện tượng bất thường trong quá trình tiêu hóa khi phân khó thải ra ngoài được, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi.

Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón

Táo bón ở trẻ em

nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
  • Do bé uống không đủ nước:

Lười uống nước hoặc do ăn không đủ chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón ở trẻ em

  • Do yếu tố tâm lý:

Đối với một số bé đi nhà trẻ do tâm lý sợ cô giáo nên không dám đi đại tiện, hoặc do mải chơi mà quên đi.. Nhiều lần như vậy, đại tràng của trẻ sẽ phình to ra khiến đường tiêu hóa được trở nên mẫn cảm dẫn đến khó đại tiện.

  • Trẻ em táo bón do còi xương hoặc thiếu máu:

Do trẻ hay lười ăn nên lượng chất thải tích tụ trong ngày càng ít, điều này có nghĩa rằng phải mất nhiều ngày mới đủ để kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài, dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em

  • Ngoài ra táo bón ở trẻ sơ sinh còn do việc thay đổi chất lượng sữa:

Khi các bà mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng cho các bé chuyển từ bú mẹ sang bú bình hoặc thay đổi sữa. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng táo bón ở trẻ bú mẹ do chất lượng sữa được lựa chọn chưa hoặc không phù hợp với nhu cầu của trẻ

Táo bón ở người lớn

bệnh táo bón ở người lớn
Bệnh táo bón ở người lớn
  • Ngồi quá lâu tại chỗ:

Việc ít vận động khiến máu không được lưu thông ảnh hưởng tới các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân dễ gây ra táo bón lâu ngày ở người lớn.

  • Táo bón trong thai kỳ: 

Hormone progesterone  làm giảm các cơ trong đường ruột chúng di chuyển chậm. Vì thế hãy chú ý sức khỏe khi bị táo bón ở phụ nữ mang thai.

  • Ảnh hưởng của thuốc và các thực phẩm bổ sung:

Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng phân khô cứng, đặc biệt việc sử dụng thực phẩm bổ sung nhiều canxi và sắt có thể khiến thức ăn dính chặt vào nhau gây khó tiêu hóa.

  • Phụ nữ sau sinh:

Đặc biệt phụ nữ sau sinh thường bị mất huyết, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng, việc đại tràng đã kém được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nên rất dễ gây nên táo bón ở phụ nữ sau sinh

  • Một số nguyên nhân khác:

Táo bón người lớn thường xảy ra ở những người hay nhịn đại tiện ,trầm cảm, suy giáp, uống rượu, ăn nhiều chất cay,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở người lớn.

Táo bón có triệu chứng như thế nào?

Táo bón kéo dài có thể khiến đường tiêu hóa của bạn bị tổn thương, dù là táo bón ở trẻ sơ sinh hay táo bón ở người lớn thì đều có những triệu chứng như:

Triệu chứng bệnh táo bón
Triệu chứng bệnh táo bón
  • Quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần, kèm theo các cơn đau quặn bụng, phân rắn thành cục có màu đen
  • Táo bón không đi ngoài được, khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột, đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đại tiện phải rặn mạnh.
  • Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn như: nhức đầu đánh trống ngực, hay trở nên cáu gắt thay đổi tính nết
  • Nổi mề đay cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đi táo bón mà bạn có thể chưa biết tới. Tình trạng này là do chất thải tích tụ trong người không được thải ra lâu ngày sẽ gây ra khí độc hại. Một trong những triệu chứng này thì thường xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm với các yếu tố bên ngoài.
  • Táo bón dài ngày không những gây khó chịu đau đớn và mệt mỏi mà còn làm cho bệnh lý ngày càng nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng kéo theo các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn… Vì thế các bạn cần phải hết sức lưu ý và cẩn trọng nếu tình trạng táo bón lâu ngày và có sự thay đổi bất thường khi đại tiện.

Những cách chữa táo bón hiệu quả nhất

Cách chữa trị táo bón
Cách chữa trị táo bón

 

Cách chữa táo bón bằng những bài thuốc dân gian

  • Gạo lứt trị táo bón an toàn và hiệu quả.

Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên ít người biết hết được tác dụng vô giá của hạt gạo lứt trong việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe và điều trị một số bệnh mãn tính. Ngày nay gạo lứt được nghiên cứu và ứng dụng trong y học hiện đại giúp tạo ra các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe, làm đẹp da, hỗ trợ bệnh tiểu đường và bệnh đại tràng.

Cách làm:

Lấy hạt gạo lứt nguyên cám 80 g – 100 g sao thơm, nấu thành cháo nhừ, chia ăn 2 – 3 lần trong ngày, ăn nóng vào lúc đói bụng. làm liên tục trong vòng 2-3 tháng sẽ giúp hỗ trợ ổn định rất tốt bệnh đại tràng.

Lưu ý: Hạt gạo lứt sử dụng tốt nhất từ 7 – 10 ngày sau khi xay xát. Nếu để qua thời gian trên thì hạt gao lứt sẽ mất đi rất nhiều tác dụng.

Nếu bạn không thể lựa chọn được loại gạo như ý hoặc không có đủ thời gian để thực hiện thì bạn có thể tham khảo sản phẩm Tinh chất gạo lứt đã được hàng ngàn người sử dụng sau đây.

[pokamodule com=”pokamodule-shortcode” task=”blog” style=”blog-list” link=”https://songkhoe365.com.vn/gao-lut/” layout=”spot-light-2″ post_ids=”1570″]

[pokamodule com=”pokamodule-shortcode” task=”blog” style=”blog-list” link=”https://songkhoe365.com.vn/gao-lut/” sdt=”0888836388″ layout=”spot-light-3″ post_ids=”1570″]

Nhập SỐ ĐIỆN THOẠI, chúng tôi gọi lại tư vấn cho bạn

Error: Contact form not found.

 

  • Chữa táo bón bằng vừng đen:

chữa táo bón bằng vừng đen
Chữa táo bón bằng vừng đen

Người bị táo bón có thể đem vừng đen phơi khô rồi rang cho thơm lên, sau đó giả thật nhỏ. Mỗi bữa ăn có thể cho thêm khoảng 2 hoặc 3 thì cà phê vừng đen trộn vào cháo. Thực hiện bài thuốc này 3 đến 4 lần/ngày sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa cũng như việc đi tiêu dễ dàng hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong những bài thuốc rất hiệu quả  đối với các chị em bị táo bón sau sinh

  • Chữa táo bón bằng mật ong:

chữa táo bón bằng mật ong
chữa táo bón bằng mật ong

Có lẽ bạn sẽ không ngờ đến công dụng của mật ong để chữa trị táo bón vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày hãy dùng khoảng 30g mật ong để việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn nhé

  • Cách trị táo bón bằng rau diếp cá:

Chữa táo bón bằng rau diếp cá
Chữa táo bón bằng rau diếp cá

Nếu bạn gặp phải tình trạng táo bón thường xuyên thì hãy dùng 5 đến 10 gam cây diếp cá mỗi ngày đun với nước nóng khoảng 15 phút vào uống thay trà. Để có công dụng tốt hơn bạn có thể ăn rau diếp cá sống hoặc xay để uống hàng ngày nhé

 

Cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả

Cách chữa táo bón ở trẻ
Cách chữa táo bón ở trẻ
  • Trẻ em táo bón nên ăn gì?

Các mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và đồ mát, uống cam và hay cho trẻ ăn sữa chua để giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn. Hãy hình thành thói quen ăn sáng sớm để giúp kích thích nhu động ruột làm trẻ muốn đi vệ sinh.

  • Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?

Các ông bố bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn những loại rau và chứa nhiều chất xơ cứng hoặc các loại trái cây nhưng hồng xiêm, ổi. Đồng thời cũng không nên cho trẻ ăn thịt đỏ bởi thịt đỏ chứa nhiều sắt và các sợi protein làm cho bé khó tiêu hóa và làm cho tình trạng táo bón sẽ trở nên trầm trọng hơn

 

Cách chữa táo bón cho bà bầu

Cách trị táo bón cho bà bầu
Cách trị táo bón cho bà bầu
  • Táo bón bà bầu nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ, các loại thực phẩm có vị chua, hay các loại thực phẩm nhuận tràng sẽ giúp làm mềm phân và dễ tống ra ngoài hơn như chuối đu đủ chín, cà rốt.. là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất. Chúng không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống táo bón cũng như các bệnh khác rất tốt cho các chị em phụ nữ khi mang thai.

Ngoài ra các mẹ bầu có thể sử dụng thêm hạt ngũ cốc  nguyên cám, vừa có tác dụng tốt với bệnh tiêu hóa vừa giúp bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt.

>>> Xem ngay: Cách làm bột ngũ cốc giúp mẹ khỏe, con khỏe.

  • Những loại thức ăn cần tránh nếu bị táo bón khi mang thai:

Các mẹ bầu cần nên tránh ăn những thức ăn như bánh mì trắng và những thức ăn làm từ ngô vì những loại này có thể sẽ làm cho bạn bị táo bón. Trường hợp nếu bạn bị táo bón nặng khi mang thai hãy hòa thêm hai thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa. Điều này sẽ giúp cải thiện được tình trạng táo bón của bạn

 

Cách chữa táo bón đi ngoài ra máu

Cách trị táo bón đi ngoài ra máu
Cách trị táo bón đi ngoài ra máu
  • Đối với những bệnh nhân bị táo bón đi ngoài ra máu cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Đặc biệt những bệnh nhân này cần nên hạn chế các công việc nặng,  tránh việc ngồi lâu và không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia ,các thức ăn cay nóng.
  • Ngoài ra để hạn chế tình trạng đi táo bón ra máu người bệnh cũng nên duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn, giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời tham gia một số hoạt động thể chất để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông của máu tốt hơn.
  • Hãy uống một cốc sữa ấm hoặc một ít nước ấm hay một cốc chanh trước khi đi ngủ sẽ giúp cho cơ thể bài tiết chất cặn bã của bạn một cách tốt nhất

Hi vọng rằng qua những thông tin hữu ích về nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị bệnh táo bón hiệu quả. Chúng tôi một phần nào đã giúp bạn có thêm được những thông tin và đặc biệt là biết cách để giúp bản thân cũng như những người xung quanh có được một sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả

Cách điều trị táo bón hiệu quả

Nguồn: Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận trên Facebook