Sún răng ở trẻ – Nguyên nhân, cách phòng ngừa và phương pháp điều trị

Phụ huynh nào cũng muốn con mình có hàm răng sáng, chắc và khỏe mạnh, nhưng các vấn đề về răng như sún răng, viêm lợi, sưng nướu, sâu răng rất thường xảy ra ở trẻ em. Bởi nguyên nhân men răng ở trẻ em rất nhạy cảm và yếu hơn người lớn. Vậy các vấn đề về răng miệng của trẻ như sún răng, sâu răng, sưng lợi có những biểu hiện gì? Trẻ bị sún răng bố mẹ nên làm gì và cách phòng ngừa sún răng ở trẻ như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn nhé!

Những vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ

Trẻ bị sưng lợi là gì?

Lợi bị sưng là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Do trẻ chải răng không đúng cách, bị tác động bên ngoài, chải quá mạnh, do thức ăn thừa bám vào lợi hoặc vòng bọc kim loại niềng răng cho trẻ chọc vào các kẽ răng… đều là các nguyên nhân gây ra việc viêm lợi của trẻ.

Biểu hiện trẻ bị sung lợi
Biểu hiện trẻ bị sung lợi

Biểu hiện lợi sưng có nhiều cấp độ: cấp độ sưng nhẹ, ấn vào không bị xuất huyết, cấp độ trung bình, lợi sưng tấy đỏ, niêm mạc căng cứng, ấn vào có máu xuất hiện. Cấp độ nặng là lợi có màu đỏ, sưng mọng, đôi lúc bị ngứa, có mùi hôi, có khuynh hướng tự xuất huyết.

>>> Xem thêm: Sâu răng – Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách phòng ngừa và phương pháp điều trị

Hiện tượng sún răng ở trẻ

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuổi và sẽ làm tiêu dần răng sữa của trẻ và đặc biệt răng sữa hàm trên của trẻ là hay bị sún răng nhất. Lúc đầu, trên răng của trẻ sẽ xuất hiện một đốm nâu rồi sau đó lan đen ra mặt ngoài. Sau đó răng sẽ dần dần mủn và tiêu đi. Đặc biệt, quá trình này không làm trẻ đau nhức, chỗ răng bị sún lâu dần chỉ còn một phần nhỏ gần sát nướu và có màu đen.

Bệnh sún răng ở trẻ
Bệnh sún răng ở trẻ

Ban đầu, lợi của bé sẽ có biểu hiện hơi cứng, chảy máu, hơi thở có mùi hôi, về sau lại bình thường. Đến thời kỳ này, bệnh không tiến triển nữa, khi đó chân răng của bé sẽ giữ nguyên như vậy đến 3 hay 4 năm nữa đến khi răng vĩnh viễn được mọc lên và thay thế những chiếc răng này. Trường hợp răng sún bị mòn dần đến tủy sẽ bị hở, khi đó ngà răng bị lộ ra. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động khác của bé

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sâu, sún răng ở trẻ xuất phát từ 3 yếu tố gây bệnh  là vi khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn bám trên răng ở lớp mảng bám.

Trẻ bị sún răng do an nhiều đồ ngọt:

Do các bé thường có thói quen thích ăn các loại thực phẩm chứa đồ ngọt. Vi khuẩn có trong răng sử dụng đường tạo ra các mảng bám răng. Chúng làm nên men đường tạo ra axid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng, làm ngà răng và gây sâu răng.

Trẻ bị sún răng, bố mẹ nên làm gì? Cách phòng bệnh sún răng ở trẻ hiệu quả
Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ

Khi bé ăn uống đồ ngọt hay các loại thực phẩm khác nhau, nếu không được vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ và hợp lý sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến răng miệng của trẻ. Cụ thể, vi khuẩn trong miệng bé tích lũy dần dần một cách tự nhiên, tạo thành một chất dính gọi là mảng bám. Mảng bám này phủ lên răng, và khi bé ăn, vi khuẩn có trong mảng bám này tạo ra axid, ăn mòn phần men răng cứng, gây ra sâu răng cho bé.

Sún răng ở trẻ do môi trường A-xit trong miệng:

Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường axid trong miệng, trong đó mô cứng bị ăn mòn hóa học do các axid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Các axid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm: acid citric, acid photphoric, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid cacbonic đã được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm. Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống nước ép trái cây, đồ uống có ga, đồ uống thể thao, dưa chua có dấm, các loại trái cam giống cam quýt và mọng nước thì sự ăn mòn răng tăng.

Cách chữa sún răng cho trẻ hiệu quả

Cung cấp cho trẻ bị sún răng chế độ ăn hợp lý

Để hạn chế sâu răng, chúng ta nên ăn uống theo những khuyến cáo sau:

  • Dùng nguồn thức ăn giàu chất canxi và vitamin D có trong sữa, rau lá xanh, cá, phomat, hạt đậu khô,… giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Mặc dù ở nước ta, thói quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đó là nguồn dinh dưỡng giàu chất canxi. Khi ăn phomat, canxi sẽ được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng hồi phục bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.
  • Rau quả: ăn những rau quả giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng và góp phần tái tạo khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng. Cần ăn nhiều các loại thực phẩm có lợi cho răng như: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, dưa gang, rau diếp,… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng vôi bám. Chỉ nên ăn 200 gram cho một bữa, nếu ăn nhiều sẽ bị táo bón. Khi ăn nên nhai kỹ.
  • Ngoài ra, các loại thức ăn không tốt cho răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, quả vả, sung, táo ngọt, lựu, cam, quất, quýt, me chua,… vì chứa nhiều cacbohidrat. Nhưng không vì thế mà không ăn chúng, chúng đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và phòng ngừa, hạn chế nhiều bệnh khác. Đặc biệt thông thường các tình trạng sụn răng thường khiến các bé dễ dàng gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, nhức răng, vì thế các mẹ nên cần có biện pháp khắc phục tình trạng này cho bé một cách hiệu quả nhất
Trẻ bị sún răng, bố mẹ nên làm gì? Cách phòng bệnh sún răng ở trẻ hiệu quả
Cách chữa sún răng ở trẻ

Cách chữa sâu, sún răng cho bé hiệu quả tại nhà

  • Cách chữa sâu răng cho bé bằng nước muối

Cách làm:

Hãy cho bé ngậm một ngụm nước muối mỗi sáng và tối, súc miệng đều rồi nhổ ra và tráng miệng bằng nước sạch. Với cách trị sâu răng bằng nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại cho răng mà còn giúp cho các cơn đau của trẻ được giảm đáng kể

  • Cách chữa sâu răng cho trẻ em tại nhà bằng lá trầu không

Cách làm:

Dùng khoảng 3 đến 5 lá trầu không đem giã nhỏ, hòa cùng 50ml rượu trắng. Sau đó lọc lấy phần nước trong rồi dùng nước này để súc miệng, cơn đau nhức răng sẽ giảm rõ rệt.

  • Chữa nhức răng cho bé bằng lá lốt:

Cách làm:

Bạn biết không trong lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu-thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất tốt. Các mẹ đem giã nhỏ một ít rễ lá lốt cùng một ít muối, sau đó lọc lấy nước rồi dùng tăm bông chấm và thấm vào vị trí răng sâu cho bé nhé

Phòng ngừa sún răng cho trẻ như thế nào?

Vệ sinh răng miệng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng của trẻ. Nhiều phụ huynh không biết rằng răng sữa có ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn mà trẻ có sau này.

Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn đang mọc bên dưới của trẻ và có thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc cho bé ngay khi bé có chiếc răng đầu tiên. Khi bé đã có thể tự đánh răng, bố mẹ cần giám sát trẻ cho đến khi bé đủ 7 tuổi.

Bố mẹ cần nhớ rằng:

  • Bé cần uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn.
  • Chải răng 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút.
  • Sử dụng bàn chải đúng với trẻ, thoải mái để chải được toàn bộ các mặt trong khoang miệng. Và thay bàn chải định kỳ sau mỗi 2, 3 tháng.
Trẻ bị sún răng, bố mẹ nên làm gì? Cách phòng bệnh sún răng ở trẻ hiệu quả
Cách phòng ngừa sún răng ở trẻ
  • Bố mẹ cần sử dụng kem đánh răng có chất flouride cho trẻ trên 2 tuổi. Hoặc sử dụng các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ có tác dụng ngừa sâu răng.
  • Nhiều bé sẽ cảm thấy sợ hay không thoải mái khi sử dụng chỉ nha khoa. Tuy nhiên chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ được các mảng bám giữa các kẽ răng của bé. Hạn chế tối thiểu vi khuẩn và nguy cơ sâu răng cho trẻ.

Phụ huynh nên chăm sóc răng miệng cho bé cẩn thận, phòng chống sâu răng, đừng để trẻ bị sâu răng sẽ rất khó chữa và khó cho trẻ. Nếu trẻ bị sâu răng cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để chữa trị, không nên để lâu sẽ gây những hậu quả xấu về sau.

Vấn đề răng miệng nói chung và bệnh sâu răng nói riêng là trường hợp thường hay xảy ra với mọi người, nhất là trẻ nhỏ. Trẻ em có nguy cơ bị sâu răng cao hơn người lớn, chính vì thế, ba mẹ và người thân cần quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe răng miệng của trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, tự tin và hoạt bát, năng động trong cuộc sống sau này.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận trên Facebook