Cách nấu cháo gạo lứt nhanh nhất được đầu bếp chia sẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn

Món cháo gạo lứt khi kết hợp với một số loại rau củ khác sẽ tạo nên món ngon khó cưỡng và tốt cho sức khỏe của bé, nhất là giai đoạn ăn dặm. Dưới đây là các cách nấu cháo gạo lứt được đầu bếp chia sẻ giúp bé ăn ngon hơn.

1. Lợi ích của cháo gạo lứt với bé yêu

Hệ tiêu hóa của trẻ khá yếu so với người lớn, đặc biệt là các bé trong thời kỳ ăn dặm. Chính vì vậy để chọn được món ăn phù hợp, bổ sung đủ dinh dưỡng cho con và quan trọng là thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn, mẹ có thể tham khảo món cháo gạo lứt. Dưới đây là một vài lợi ích mà cháo gạo lứt mang lại cho sức khỏe của bé yêu:

  • Cung cấp năng lượng cho con: Thành phần gạo lứt chứa nhiều calo, đây được coi là dưỡng chất quan trọng giúp trẻ tăng cường năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng bảo vệ cơ thể. 
  • Dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa: Cháo gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của con hiệu quả.
  • Ngăn ngừa nguy cơ táo bón: Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón khi ăn các thực phẩm khác. Với cháo gạo lứt, nhờ thành phần chất xơ trong lớp màng cám sẽ giúp bé dễ tiêu, ngăn ngừa được triệu chứng táo bón ở trẻ.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Không chỉ có công dụng tuyệt vời với người lớn, trẻ nhỏ khi ăn cháo gạo lứt sẽ hỗ trợ ổn định hệ tim mạch ngay từ khi còn bé cho con.

Ngoài các lợi ích kể trên, khi thêm vào thực đơn của con món cháo gạo lứt, bé sẽ được cung cấp lượng lượng vitamin, nguyên tố vi lượng như canxi tốt cho hệ xương khớp của trẻ, sắt bổ máu, chất xơ giúp bé no lâu và giảm được lượng cholesterol xấu trong cơ thể. 

Lợi ích của cháo gạo lứt với bé yêu
Lợi ích của cháo gạo lứt với bé yêu

2. Cách nấu cháo gạo lứt cho bé nhanh nhất được các đầu bếp chia sẻ

Đối với các bé từ độ tuổi ăn dặm đến khi trưởng thành, gạo lứt luôn được xem là siêu ngũ cốc, đồng hành cùng chặng đường phát triển của các con, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp bé yêu không những ăn ngon miệng và có có trí tuệ vượt bậc. Dưới đây là một vài món cháo gạo lứt và cách nấu nhanh chóng chất đã được các đầu bếp tại hội đầu bếp Á Âu chia sẻ, mẹ có thể tham khảo:

Cách nấu cháo gạo lứt thịt bò cho bé ăn dặm

Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm khi kết hợp thêm thịt bò sẽ tạo ra hỗn hợp món ăn cực kỳ giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, giúp bổ máu và tăng cường sức đề kháng cho con, nhất là với các bé đang ở trong giai đoạn ăn dặm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo vô cùng đơn giản:

  • Gạo lứt: gạo lứt nấu cháo cho bé cần được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ đi các hạt ẩm mốc hay xẹp, không còn căng tròn, gạo nên được mua ở tại các cửa hàng uy tín và đảm bảo chất lượng nhất.
  • Canh nấu gạo Jasmine nâu: Gạo Jasmine là loại gạo có nguồn gốc từ giống lúa đặc biệt, thời gian gieo trồng ngắn, gạo này mang lại khá nhiều lợi ích, dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thịt bò.
  • Cà rốt.
  • Gia vị thiết yếu như mắm, muối, mì chính,…

Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm với thịt bò:

Hội đầu bếp Á Âu chia sẻ các nấu cháo gạo lứt thịt bò cho bé ăn dặm gồm bốn bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nấu cơm.

Rửa sạch hai loại gạo, trộn đều gạo lứt và Jasime nâu, vo sơ qua ( chú ý không vo quá kỹ vì sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin nhóm b trong gạo). Tiếp theo cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước vừa đủ và rồi nấu thành cháo như gạo thông thường.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác.

Thịt bò rửa sạch bằng nước muối loãng để khử khuẩn, loại bỏ mùi tanh, rồi băm nhuyễn.

Cà rốt rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và thái hình hạt lựu.

Bước 3: Nấu cháo gạo lứt cho bé:

Chú ý đến khi nồi cháo sôi, thì cho thêm lượng cà rốt đã thái vào, cà rồi gần chín mềm thì tiếp tục cho thịt bò băm nhuyễn vào hỗn hợp. Các đầu bếp chia sẻ thêm về thời gian thịt bò vừa chín tới, mềm là khoảng 5 phút, vì vậy các mẹ cần lưu ý, không nên để rau củ và thịt nhuyễn quá, làm ảnh hưởng tới vị ngon của món cháo, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bước 4: Bước cuối cùng sau khi cháo gạo lứt thịt bò chín đều là múc ra bát, thêm một ít mắm muối lượng vừa đủ để tăng hương vị và cho bé thưởng thức. Món cháo này phù hợp nhất với các bé trong độ tuổi ăn dặm từ 6- 12 tháng.

Cách nấu cháo gạo lứt thịt bò cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo gạo lứt thịt bò cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo gạo lứt giảm cân dành cho bé thừa cân, béo phì

Bé biếng ăn là vấn đề đau đầu của hầu hết các mẹ, tuy vậy đến một độ tuổi, khi con đã dung nạp được các chất cần thiết sẽ gây thừa cân, béo phì. Vậy ăn cháo gạo lứt có giảm cân không? Gạo lứt được biết đến là ngũ cốc vô cùng giàu chất xơ, sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hao lượng mỡ thừa, ngoài ra còn giúp bé no lâu hơn, tránh cảm giác thèm ăn, từ đó giảm cân hiệu quả.

Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể tham khảo cách nấu cháo gạo lứt giảm cân được chia sẻ bởi hội đầu bếp Á Âu để giúp bé kiểm soát cân nặng, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. 

Một vài nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm:

  • Gạo lứt: Trên thị trường có khá nhiều loại gạo lứt như gạo lứt nếp, tẻ, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen,… Tuy vậy theo kinh nghiệm được các mẹ chia sẻ, gạo lứt huyết rồng chứa nhiều dưỡng chất, màu sắc bắt mắt và vô cùng tốt cho con. 
  • Mè trắng: Các đầu bếp vẫn thường tin dùng và sử dụng mè trắng để nấu các món ngon cho con nhờ hàm lượng omega 3, vitamin và chất khoáng cần thiết. Ngoài ra trong mè trắng còn chứa sesamin và sesamolin giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón thường gặp ở trẻ.
  • Cà rốt, cải trắng, nấm rơm, hành hoa.
  • Gia vị cần thiết: dầu hào, dầu mè, xì dầu, muối,…

Cách nấu cháo gạo lứt ngon giúp bé giảm cân hiệu quả:

Bước 1: Đối với gạo lứt để nấu cháo cho bé, mẹ cần rửa sạch, chọn lọc hạt gạo kỹ càng. Cho gạo lên chảo nóng cùng một ít dầu ăn, đảo đều trong khoảng thời gian 10 phút. Sau đó hầm gạo lứt cùng với nước đun sôi trong nồi lớn đến khi gạo chín mềm.

Bước 2: Sơ chế rau củ quả.

  • Cà rốt, củ cải trắng rửa sạch, thái hình hạt lựu vừa phải.
  • Nấm rơm rửa sạch, ngâm với muối pha loãng, bỏ phần gốc và cắt hình hạt lựu như trên.
  • Hành hoa sau khi rửa sạch, nhặt bỏ gốc rễ và bào sợi phần thân trắng phía trên.
  • Mè trắng rang trên chảo, lửa nhỏ, thêm một lượng muối vừa đủ, đảo đều đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.

Bước 3: Các rau củ sau khi sơ chế, cho toàn bộ vào chảo lớn và đảo đều tay cùng với dầu mè. Mẹ có thêm một muỗng cafe nước tương, để đậm vị món cháo hơn cho con.

Bước 4: Đổ hỗn hợp rau củ vừa xào vào nồi cháo gạo lứt đang hầm, đảo đều, thêm gia vị cho vừa ăn. Ninh cháo thêm khoảng 10 phút để gạo lứt và rau củ chín mềm thì tắt bếp.

Xem thêm: Kinh nghiệm cách dùng gạo lứt giảm cân được các mẹ chia sẻ nhiều nhất 2020 

Cách nấu cháo gạo lứt giảm cân cho bé thừa cân, béo phì
Cách nấu cháo gạo lứt giảm cân cho bé thừa cân, béo phì

Cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ nhanh chóng cho bé

Gạo lứt và đậu đỏ từ lâu đã được biết đến là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể. Dưới đây là cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ được chia sẻ bởi các đầu bếp nhà hàng Vân Hồ, mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo lứt nguyên hạt.
  • Đậu đỏ.
  • Rong biển, mơ muối.
  • Hạt sen.
  • Gia vị cần thiết: bột hầm xương, muối, mì chính,…

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.

Gạo lứt rửa sạch, loại bỏ hạt ẩm mốc, để ráo nước, có thể ngâm trước một khoảng thời gian để gạo mềm hơn.

Đậu đỏ nhặt bỏ hạt xép, rửa sạch, luộc đến khi chín tới, rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Đun một nồi nước sôi vừa đủ, cho hỗn hợp gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, mơ muối  và bột hầm xương vào và hầm kỹ. Cách nấu cháo gạo lứt nhanh nhừ là nên chia thành 2- 3 lần đun, mỗi lần khoảng thời gian là 20- 30 phút để cháo chín nhừ và ngon hơn.

Bước 3: Nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho thêm ít rong biển để dậy mùi thơm, sau đó tắt bếp và bạn có thể cho bé yêu thưởng thức ngay món cháo bổ dưỡng, cực kỳ thơm ngon này khi cháo còn nóng nhé.

Cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ nhanh chóng cho bé
Cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ nhanh chóng cho bé

Ngoài các món cháo kể trên, mẹ có thể thêm một vài nguyên liệu khác phổ biến để nấu món cháo gạo lứt yến mạch hay cháo gạo lứt đậu xanh, cháo gạo lứt bí đỏ,… Các món ăn làm từ gạo lứt kết hợp thêm ngũ cốc siêu dinh dưỡng hay rau củ quả khác đều mang lại lợi ích cực kỳ tốt cho con, giúp bé có nguồn dưỡng chất dồi dào, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.

3. Các loại cháo gạo lứt ăn liền cho bé phổ biến trên thị trường

Ngoài các cách chế biến cháo gạo lứt được chia sẻ từ các đầu bếp kể trên, mẹ hoàn toàn có thể tìm mua các loại cháo gạo lứt ăn liền trên thị trường để bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho con.

Cháo Gạo lứt ăn liền Bích Chi

Cháo gạo lứt ăn liền Bích Chi được sản xuất tại Việt Nam với các đặc tính cơ bản là hương vị cháo thơm ngon, tuyệt đối không chứa phẩm màu tổng hợp nên an toàu 100% cho con khi sử dụng.

Bích Chi còn được xem là cháo gạo lứt muối mè mang lại giá nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé, đặc biệt với các bé biếng ăn, nhẹ cân. Cháo cung cấp lượng lớn vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Cách pha cháo vô cùng nhanh chóng và tiện lợi như sau: Mẹ chỉ cần đổ cháo ăn liền và các loại gia vị có sẵn vào một bát nhỏ, rồi thêm 300- 350ml nước sôi nóng, đậy nắp khoảng chừng 3- 5 phút là hạt cháo đã chín đều, lúc này mẹ khuấy đều tay và có thể cho bé dùng ngay được rồi. Đối với các mẹ bận rộn, có lẽ đây được xem là cách làm tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé.

Cháo gạo lứt ăn liền Bích Chi tốt cho bé
Cháo gạo lứt ăn liền Bích Chi tốt cho bé

Cháo gạo lứt ăn liền KOBE BUSSAN

 Cháo ăn liền Kobe Bussan có nguồn gốc từ Nhật Bản và khá được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, nhờ hàm lượng dinh dưỡng trong các thành phần cháo mang lại cho trẻ. 

Ngoài các vitamin, chất khoáng thông thường trong gạo lứt, cháo ăn liền Kobe còn chứa lượng lớn selen ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, dầu tự nhiên và các chất chống oxy cũng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của bé.

Hướng dẫn cách dùng cháo gạo lứt Kobe cho trẻ đúng cách: 

Cách 1: Đổ cháo ăn liền vào bát, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và quay trong lò vi sóng khoảng 5 phút rồi thưởng thức. Cách làm này sẽ phù hợp với các bé lớn, bởi nó sẽ có đặc tính giòn, cứng tương tự các món ăn vặt.

Cách 2: Cho gói cháo nước sôi đun nóng, để khoảng 9- 10 phút cho cháo nhừ rồi lấy ra cho con thưởng thức.

Cháo gạo lứt ăn liền Kobe Bussan
Cháo gạo lứt ăn liền Kobe Bussan

Cháo Ăn liền Ajinomoto Gạo Lứt

Một món cháo ăn liền khác đến từ thương hiệu Nhật Bản là Ajinomoto. Với thành phần cơ bản gồm gạo lứt, tinh bột, sodium phosphat,… Ajinomoto mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, vị thơm ngon giúp bé dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cháo được dùng nhiều vào thời điểm trẻ ăn dặm, hỗ trợ bé làm quen với thức ăn tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng biếng ăn ở trẻ. 

Cháo Ăn Liền Ajinomoto Gạo Lứt không chứa chất bảo quản hay các phụ gia độc hại, vì vậy vô cùng lành tính và an toàn cho con.

Cháo gạo lứt ăn liền Ajinomoto cho bé yêu
Cháo gạo lứt ăn liền Ajinomoto cho bé yêu

Cháo gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ hơn so với cháo gạo trắng thông thường. Qua bài viết trên, hi vọng các mẹ đã biết thêm được cách nấu cháo gạo lứt nhanh và bổ dưỡng cho con từ công thức được các đầu bếp chia sẻ.

Đánh giá

Bình luận trên Facebook