Site icon Sống khỏe 365

Mãn kinh – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị mãn kinh sớm

dau-hieu-man-kinh-nguyen-nhan-cach-dieu-tri

dau-hieu-man-kinh-nguyen-nhan-cach-dieu-tri

Mãn kinh là giai đoạn mà chị em phụ nữ đều phải trải qua! Đây là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nên không có gì đáng lo ngại lắm. Tuy nhiên, chị em cần phải chuẩn bị tâm lý trước và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày và sức khỏe bản thân.

1. Mãn kinh là gì?

Đây là hiện tượng rất bình thường ở chị em phụ nữ. Thời kỳ sinh lý này bắt đầu được tính sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng xảy ra. Nếu 12 tháng sau, tình trạng này vẫn tiếp diễn liên tục như vậy thì bạn chính thức đến giai đoạn mãn kinh.

Thông thường, mãn kinh xảy ra ở phụ nữ khi họ từ 50 tuổi trở đi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn bị mãn kinh sớm, khi mới ngoài 40 tuổi. Điều này cũng không có gì đáng lo ngại lắm vì có thể do di truyền hoặc do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như cắt bỏ buồng trứng …

2. Các giai đoạn mãn kinh:

Quá trình mãn kinh ở chị em thường được chia làm 3 giai đoạn:

Hiện tượng này thường bắt đầu khi chị em ngoài 40 tuổi, cũng có nhiều trường hợp xảy ra sớm khi mới 35 tuổi. Giai đoạn này kéo dài từ 2 -5 năm tùy từng người.

Tiền mãn kinh xảy ra là do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến nội tiết tố estrogen và gestagens bị suy giảm và ngưng trệ.

Như mình đã nói phía trên, độ tuổi xảy ra hiện tượng này là từ 50 trở đi. Ở giai đoạn này, buồng trứng sẽ ngừng hoạt động, kinh nguyệt hoàn toàn không xuất hiện do nội tiết tố nữ không sản sinh nữa.

Đây là giai đoạn sau thời kỳ mãn kinh, thường được bắt đầu sau 12 tháng mãn kinh. Lúc này cơ thể của chị em sẽ dễ gặp 1 số bệnh lý nặng hơn thời kỹ mãn kinh và tiền mãn kinh do lượng nội tiết tố Estrogen không còn nữa.

3. Triệu chứng và dấu hiệu mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ không có nhiều triệu chứng và biểu hiện như giai đoạn tiền mãn kinh. Các chuyên gia nhận định, mãn kinh được biểu hiện rõ nhất là khi phụ nữ không còn kinh nguyệt liên tục trong 12 tháng.

Trước đó, chị em có thể nhận biết mình sắp bước vào thời kỳ mãn kinh bằng 1 số dấu hiệu dưới đây:

Đây chính là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Một số người 2 – 3 tuần đã “bị”. Nhưng cũng có những trường hợp đến vài tháng mới thấy có kinh một lần.

Rối loạn kinh nguyệt – Biểu hiện của tình trạng mãn kinh

Lượng máu kinh cũng thay đổi, có thể là nhiều hoặc ra ít. Nói chung bạn không thể xác định được kỳ kinh tiếp theo là khi nào.

Ngoài ra, nếu chị em gặp phải hiện tượng rong huyết ở giai đoạn này thì phải đến các cơ sở y tế kiểm tra ngày vì đây còn là dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Ở tuổi tiền mãn kinh, âm đạo của chị em sẽ trở nên khô, thỉnh thoảng kèm với ngứa, khó chịu, nóng rát. Bên cạnh đó, do âm đạo bị khô, khả năng bôi trơn không có, nên khi quan hệ, họ thường cảm thấy rất đau và rát.

Khô âm đạo – Dấu hiệu tiền mãn kinh

Theo nghiên cứu, khoảng 30% phụ nữ bị trứng teo âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, khoảng 47% gặp phải tình trạng này ở thời kỳ hậu mãn kinh.

>>> Xem ngay: Khô âm đạo – Cách khắc phục hiệu quả

Nếu thời gian trước đó, đời sống tình giục giữa bạn và một nửa rất hòa hợp và thăng hoa thì ở giai đoạn này vì âm đạo khô, ít tiết dịch, vùng kín bị đau rát khiến ham muốn và khoái cảm không còn. Chị em rất ngại thậm chí là không muốn làm chuyện ấy nữa.

>>> Xem ngay: Cách khắc phục tình trạng giảm ham muốn ở phụ nữ tiền mãn kinh

Đây là một trong rất nhiều triệu chứng mà chị em gặp phải. Họ cảm giác nhiệt độ trong cơ thể tăng đột ngột có thể bắt đầu từ mặt, cổ, ngực rồi lan sang nhiều bộ phận khác. Ngoài ra, trên da sẽ xuất hiện nhiều vết loang lổ và đổ mồ hôi rất nhiều, nhịp tim cũng tăng và loại nhịp.

Phụ nữ chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh, tóc rụng rất nhiều. Nếu bạn nào may mắn không gặp phải tình trạng này thì màu tóc cũng sẽ thay đổi, nhạt dần và tóc bạc xuất hiện nhiều hơn.

Rụng tóc – Triệu chứng của mãn kinh

Nóng trong người và tình trạng đổ mồ hôi đếm khiến cho giấc ngủ của chị em không được sâu, dễ tỉnh giấc nhiều bạn còn bị chứng mất ngủ hoặc rất khó ngủ.

Ở độ tuổi từ 40 trở đi, các hormon chịu trách nhiệm làm ngực săn chắc giảm đi đáng kể. Vậy nên, phụ nữ càng có tuổi, các mô ngực càng nhỏ lại, dẫn đến tình trạng ngực xệ, không còn được đầy đặn như trước.

>>> Xem ngay: Cách tăng kích thước vòng 1 an toàn và hiệu quả bằng thực phẩm

Do thường xuyên mất ngủ lại gặp phải tình trạng nóng trong người nên phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh rất hay khó chịu, bực tức, nóng giận dù chỉ là một lý do nhỏ nhặt. Vì thế, khi nếu có người thân đang trải qua giai đoạn này, đừng cố tranh cãi với họ bất kỳ vấn đề gì. Họ sẽ rất dễ mất bình tĩnh.

Ngoài tâm trạng thay đổi thì chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường có xu hướng tăng cân. Lượng estrogen giảm dẫn đến tình trạng mỡ tích tụ ở vùng bụng, vòng eo to hơn, dáng người trông sồ sề, không thon gọn như trước nữa.

3. Phụ nữ mãn kinh nên làm gì?

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Phụ nữ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương như loãng xương, gãy xương.Hơn nữa theo nghiên cứu của các chuyên gia, chị em trên 51 tuổi mỗi ngày cần bổ sung 1.200 mg canxi.

Vì thế trong khẩu phần ăn hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như: sữa, ngao, nấm hương, bông cải xanh và các loại đậu.

Sắt không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mà còn có tác dụng cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược là do cơ thể thiếu hụt chất sắt.

Để bổ sung lượng sắt cần thiết, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm như thịt bò, gan lợn, thăn bò, đậu phụ, cải xoăn, sò, trai ….  Nói chung một ngày, phụ nữ mãn kinh cần khoảng 8 mg sắt.

Chất xơ đặc biệt rất tốt cho ruột già, chống táo bón hiệu quả. Theo các chuyên gia, chị em phải cung cấp cho cơ thể ít nhất 20 gam chất xơ/ ngày.

Bạn có thể ăn nhiều rau hơn hoặc dùng các loại ngũ cốc, bánh mì và trái cây.

Trong cơ thể mỗi người, nước chiếm đến 70%. Bổ sung đủ lượng nước sẽ giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên không phải cứ nhiều nước là tốt, bạn cần phải biết cân đối sao cho hợp lý. Mỗi ngày bạn nên uống ít khoảng 1.5L – 2L nước lọc thôi nhé!

Sử dụng thường xuyên các sản phẩm được chế biến từ mầm đậu nành là một trong những cách bổ sung nội tiết tố nữ estrogen vô cùng hiệu quả và an toàn.

Đậu nành – Thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

Điều này giúp cho cân bằng lại nội tiết tố nữ trong cơ thể giúp cải thiên hiệu quả các triệu chứng tiền mãn kinh gây ra như khô âm đạo, vòng 1 chảy xệ, bốc hỏa, rụng tóc, nám da, tàn nhang…

>>> Xem ngay: Tinh chất mầm đậu nành – Hiệu quả gấp 100 lần so với ăn đậu nành thông thường

Khi bước vào thời kỳ này chị em nên hạn chế sử dụng đường và muối. Nồng độ Natri trong muối cao có thể khiến huyết áp bị tăng đột ngột, làm tăng khả năng mắc 1 số bệnh ung thư. Do đó bạn nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm chứa lượng muối cao như thịt hun khói, thịt nướng …

Rượu, bia có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Vì chất cồn có trong các loại đồ uống này có thể khiến cho cơ thể bạn nóng bừng, bốc hỏa rất khó chịu. Nếu uống thì bạn chỉ nên sử dụng rượu vang và mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly thôi.

3.2. Các hoạt động thể thao dành cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh

Hoạt động thể chất luôn có tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là phụ nữ mãn kinh. Chúng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể giữ gìn vóc dáng, tránh tình trạng mỡ bụng, tăng cân đột ngột. Tuy nhiên khi tham gia các hoạt động thể thao này, chị em cần lưu ý 1 số điều sau:

Đây là tiêu chí rất quan trọng đấy. Thể trạng cơ thể mỗi người không giống nhau thế nên không phải môn thể thao nào cũng phù hợp. Đừng thấy người này làm được, mình cũng “bắt chước” làm theo nhé! Nếu quá với sức khỏe, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn thậm chí còn tiềm ẩn nhiều tác hại.

Cái gì cũng cần có quá trình. Muốn đạt được hiệu quả bạn phải kiên trì. Khi chơi thể thao, bạn nên bắt đầu từ những động tác, bài tập cơ bản, cường độ vừa phải, đừng cố gắng quá. Hãy để cho các bộ phận của cơ thể bạn có thời gian thích ứng với quá trình luyện tập.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn phải chăm chỉ, tập luyện mỗi ngày. Bạn nên có thời gian biểu cố định và quyết tâm tuân thủ đúng lịch trình. Tập luyện ngắt quãng sẽ không có tác dụng gì đâu, bạn sẽ bỏ phí những nỗ lực của bản thân.

Đây cũng là 1 trong những yếu tố giúp bạn nâng cao hiệu quả của việc luyện tập. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất ngày để bạn tập thể thao.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên tập quá sớm. Hãy chọn khung giờ thích hợp.Ví dụ mùa hè, bạn có thể tập từ 5h30 – 6h, mùa hè, bạn tập từ 6h – 6h30 là okie.

Nếu buổi sáng bạn không có thời gian, muốn chuyển xuống buổi tốt thì tốt nhất phải sau khi ăn từ 1-2h để tránh tác động xấu đến dạ dày.

Tập luyện chắc chắn có thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Bởi vận động, bạn cần phải tích cực uống nước để bù lượng nước bị thất thoát.

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh đều gặp phải tình trạng loãng xương. Điều này khiến cho chị em dễ bị gãy xương và trật khớp trong quá trình luyện tập. Do đó, cần khởi động thật kỹ, để khớp được dẻo dai, dễ thích nghi với những hoạt động thể thao.

Hy vọng những gì chia sẻ đã giúp các bạn hiểu được những vấn đề liên quan đề mãn kinh ở chị em phụ nữ. Nếu các bạn có gì thắc mắc có thể comment dưới bài viết, Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn giúp các bạn nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Exit mobile version