Site icon Sống khỏe 365

Bệnh sốt xuất huyết – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách phòng và điều trị Các mẹ cần biết

nguyen-nhan-benh-sot-xuat-huyet-va-cach-dieu-tri

nguyen-nhan-benh-sot-xuat-huyet-va-cach-dieu-tri

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh và điều trị. Thậm chí nhiều bạn còn chủ quan, chưa biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc xảy ra.

Nay là mùa mưa, những bạn có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh này. Vì thế, mình sẽ chia sẻ với mọi người chi tiết những kiến thức liên quan đến sốt xuất huyết.

>>> Bài viết tham khảo:

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết còn gọi là sốt xuất huyết do virut. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra.

Năm 1950, bệnh lần đầu tiên được công nhận sau khi xảy ra ở Philipin và Thái Lan.

Khả năng lây lan, truyền nhiễm của bệnh rất nhanh, có thể bùng phát thành dịch và có tỉ lệ tử vong đặc biệt cao nếu không điều trị kịp thời.

Ước tính mỗi năm, trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị nhiễm căn bệnh này.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết thường có hai dạng chính:

Dạng này bệnh nhân sẽ không phát ban, không sổ mũi mà chỉ có triệu chứng sốt và thỉnh thoảng bị ho thôi và một đến hai ngày sau, bệnh nhân đi tiêu ra máu và các hạt lấm tấm bắt đầu xuất hiện trên da.

Tình trạng này sẽ khá khó nhận biết vì không có dấu hiệu rõ ràng. Ban đầu, người bệnh sẽ bị sốt, nhức đầu rồi tay chân bị tê liệt. Nếu không biết, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê thậm chí là tử vong. Bác sĩ không thể can thiệp cứu chữa kịp vì tình trạng diễn biến của bệnh rất nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi Aedes aegypti – 1 loại muỗi vằn – chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Chúng hút máu của người nhiễm bệnh rồi truyền virus Dengue sang những người khác theo cơ chế: muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus rồi ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 8 đến 11 ngày. Sau đó, muỗi truyền bệnh cho người khác. Lúc này, virut đi vào cơ thể người và lại tiếp tục vòng tuần hoàn như trên.

dengue_virus ( Nguồn: internet)

Theo các nghiên cứu, virus Dengue bao gồm 4 loại huyết thanh thuộc họ Flavivirus:  DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Người bệnh đã từng nhiễm một trong 4 loại huyết thanh do virus dengue gây nên đều có thể tạo ra hệ miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, cơ thể bạn chỉ có khả năng miễn dịch với 1 loại huyết thanh đó thôi còn nguy cơ nhiễm bệnh lần nữa vẫn rất cao.

Vì vậy, một người bị bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời là điều bình thường.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes hoạt động nhiều nhất vào ban ngày đặc biệt là chiều tối và sáng sớm. Chúng có màu đen, nhỏ, chân và thân có những đốm trắng nhỏ.

Loại muỗi này thường sinh sống ở những nơi ẩm ướt, rậm rạp (bụi cỏ hoặc lùm cây). Trong nhà, chúng thường trú ngụ ở những khu vực tối, hoặc trên chăn màn, dây phơi quần áo và đồ dùng sinh  hoạt.

Khả năng sinh sản của muỗi Aedes rất lớn, thường xuyên và liên tục nhưng mạnh nhất là vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.

Chúng thường chọn ao hồ hoặc các các dụng cụ chứa nước như chum, vại, chậu hoa … là khu vực đẻ trứng và sinh sản. Thời gian để trứng phát triển thành muỗi cần đến khoảng 11 đến 18 ngày.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Như đã nói phía trên, ban đầu biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết rất giống bệnh cúm nên rất nhiều người chủ quan không đến bác sĩ khám và nghe tư vấn.

Do đó, bạn phải note ngay lại những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh mình liệt kê dưới đây để nếu có không may mắc phải còn có giải pháp điều trị kịp thời nhé!

Người bệnh sẽ bị sốt kéo dài khoảng từ 2 đến 7 ngày. Lúc này, họ sẽ cảm thấy nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Trên da bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, niêm mạc ở vùng cánh tay, bắp chân, bụng, cổ và mí mắt.

Ngoài các triệu chứng trên người bệnh sẽ bị hạ huyết áp, da lạnh, người cảm thấy vật vã.

Đây là thời điểm cực kỳ nguy hiểm vì bác sĩ không thể đo được huyết áp, không chuẩn đoán được mạch nhỏ của bệnh nhân. Nếu sức khỏe không tốt, nguy cơ tử vong rất cao.

Cách xử lý khi bị sốt xuất huyết

Mặc dù y học rất phát triển nhưng với bệnh sốt xuất huyết, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được thuốc điều trị đặc hiệu. Các loại thuốc hiện nay chỉ có tác dụng trị các triệu chứng của bệnh thôi. Thế nên ngay khi thấy những dấu hiệu kể trên, bạn phải đến các cơ sở y tế khám ngay lập tức.

Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh vẫn còn nhẹ, không đến mức phải nhập viện, có thể điều trị tại nhà thì bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn. Tuyệt đối không được làm các việc nặng nhọc.

Cách xử lý khi bị sốt xuất huyết

Đồng thời bạn nên ăn uống đầy đủ, không được bỏ bữa. Thay vì ăn cơm bạn nên ăn cháo loãng, súp hoặc uống sữa. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể bằng cách sử dụng nước hoa quả, nước cam….

Khi bệnh trở nặng, có những dấu hiệu như bụng đau, tay chân lạnh, người mệt mỏi vật vã và mất nước nghiêm trọng, bạn phải thông báo tình hình với bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng. Dưới đây, mình sẽ note lại những thực phẩm bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không được ăn. Cụ thể:

Các loại đồ ăn cay như ớt, gừng, mù tạt … sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Trong khi đó, sức để kháng của bệnh nhân rất yếu, năng lượng bị hao hụt, cần bổ sung nước. Do đó, nếu ăn đồ cay, nóng, tình trạng bệnh sẽ nặng thêm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của cơ thể.

Người bị bệnh sốt xuất huyết dẫn dễ bị chảy máu. Thế nên, bệnh nhân phải kiêng ăn các thực phẩm có các màu đỏ, nâu, đen để bác sĩ có thể kiểm tra chính xác dạ dày có bị chảy máu trong quá trình nôn, mửa hay không, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng đặc biệt không tốt cho bệnh nhân. Bởi chúng tạo ra một nhiệt lượng lớn khi cơ thể hấp thụ mà không thể phát tán ra bênh ngoài được.

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sốt cao và kéo dài rất lâu. Thay vào đó, hãy để bệnh nhân ăn cháo và các thực phẩm có nhiều nước như rau củ, hoa quả tươi.

Nếu bị bệnh sốt xuất huyết, bạn tuyệt đối không được uống các loại nước ngọt đóng chai như soda, nước cam, dưa hấu … Mật ong hay các loại sản phẩm đường tự nhiên khác, bạn cũng phải kiêng.

Việc cơ thể hấp thụ đường sẽ làm cho các tế bào máu trặng diệt khuẩn bị gián đoạn, bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Uống trà sẽ kích thích hệ thần kinh, làm tăng huyết áp. Từ đó, nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao. Điều này đặc biệt không tốt cho bệnh nhân. Ngoài ra, trà còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

Vậy nên, khi bị bệnh, bạn cũng tránh uống trà. Đồng thời tại thời điểm này, bạn không được uống cafe, rượu bia cũng như hút thuốc lá.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Theo các chuyên gia, để không bị nhiễm bệnh, bạn cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Mọi người có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Nếu gia đình có con nhỏ, bạn không cho trẻ vui chơi hoặc đến gần những nơi bụi bẩn, ẩm thấp như ao tù, nước đọng hay những bụi rậm, những khu vực tối tăm, thiếu ánh sáng.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để tránh muỗi đốt, bạn nên buông màn và dùng vợt muỗi trước khi đi ngủ kể cả ngày lẫn đêm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại tinh dầu thiên nhiên khác nhau giúp xua đuổi muỗi khỏi phòng hoặc làm muỗi tránh xa người. Tác dụng rất hiệu quả mà lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

>>> Xem ngay: Các loại tinh dầu thiên nhiên đuổi muỗi an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

 

Bằng cách sau đây:

  1. Thả cá vào những vật dụng chứa nước của gia đình để diệt bọ gậy và loăng quăng.
  2. Thu gom tất cả các chai lọ, ống bỏ và các vật dụng phế thải xung quanh khu vực bạn sinh sống
  3. Chăm chỉ dọn vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường, lật úp các thiết bị, công cụ chứa nước nếu bạn không có nhu cầu dùng.
  4. Có kế hoạch thay nước, rửa chum, vại hàng tuần
  5. Với những gia đình dùng chạn bát, bạn nên bỏ một nhúm muối vào bát kê chân chạn.

Khi xảy ra dịch bệnh, cần phải phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực đó để làm giảm mật độ của muỗi đồng thời tăng cường các biện pháp chống dịch.

Ngoài ra, để chống muỗi đốt, bạn nên mặc quần áo dài che kín tay, dùng kem xua muỗi. Mỗi gia đình nên trang bị cho mình thêm một chiếc vợt muỗi điện.

Làm gì để phục hồi nhanh sau khi bị sốt xuất huyết?

Mặc dù đã điều trị bệnh sốt xuất huyết được rồi nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu vì mất sức sau một khoảng thời gian chiến đấu với bệnh. Vì thế, người nhà hãy chú ý chăm sóc để người bệnh phục hồi nhanh hơn bằng cách:

Để đảm bảo bệnh không tái phát cũng như giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn, bạn hãy đảm bảo đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn gối, giường nệm … và không gian dưỡng bệnh luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Trong quá trình bị bệnh, cơ thể mất khá nhiều nước. Thế nên, để phục hồi nhanh, bạn phải tích cực bổ sung nước cho cơ thể. Bình thường, mỗi người sẽ cần 1.5 đến 2L nước mỗi ngày thì hiện tại bạn nên uống nhiều hơn một chút.

Bằng cách ăn thật nhiều những thực phẩm như cà chua, rau cải, đu đủ, ổi, rau mùi hoặc trà thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nếu trong thời gian bị bệnh bạn cần phải kiêng những thực phẩm này thì sau khi điều trị khỏi, để phục hồi sức khỏe nhanh hơn, cơ thể bạn cần bổ sung protein. Bạn có thể chọn các thực phẩm như: cải xanh, đậu gà, súp lơ, ngô, thịt lợn, thịt bò, cá, gà ….

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết trong bài sẽ giúp ích được cho tất cả mọi người.

Nếu có gì thắc mắc mọi người comment bên dưới, sống khỏe 365 sẽ giải đáp nhé!

5/5 - (5 bình chọn)
Exit mobile version