Trầm cảm sau sinh – Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh không hề hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh có thể nhẹ, cũng có thể nặng nhưng nhìn chung thì hệ quả căn bệnh này để lại cực kỳ nguy hiểm nếu tình trạng kéo dài. Vì thế, bạn cần hiểu đúng về chứng trầm cảm này để có những biện pháp hỗ trợ người thân của mình.

Anchor1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Đây là tình trạng xảy ra ở những chị em sau khi sinh em bé một thời gian. Họ luôn sống trong tình trạng lo lắng, buồn chán, mệt mỏi, không thấy hứng thú với bất kỳ thứ gì, thậm chí là mất khả năng thực hiện hoạt động hàng ngày.

Theo nghiên cứu tỉ lệ trầm cảm sau sinh hiện nay rất lớn, có khoảng 13% phụ nữ rơi vào tình trạng trong những tháng đầu sinh con.

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn nhẹ nhất, người bệnh mới chỉ bị rối loạn trầm cảm. Lúc này, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đây là tâm trạng buồn bã vu vơ, suy nghĩ tiêu cực chỉ trong chốc lát thôi.

Tuy nhiên, nếu không giải tỏa được ngay, không có người lắng nghe và thấu hiểu, tình trạng này kéo dài, những suy nghĩ tiêu cực đó ngày càng lớn, người bệnh cảm thấy chán ăn, chán làm, chẳng muốn thân thiết hay gặp gỡ ai … Tất cả mọi thứ đều nhạt nhẽo, thậm chí nhiều người còn thấy chán ghét cả chính bản thân.

Chứng trầm cảm giai đoạn này sẽ khiến bạn mất hoặc ngủ li bì luôn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

  • Giai đoạn 2:

Đến thời điểm này, hormone serotonin – hormone hạnh phúc, trong não bộ của bạn bị giảm đi đáng kể. Bạn luôn sống trong trạng thái buồn bã, không ngủ, không ăn. Cứ kéo dài như vậy, bạn sẽ quên mất cảm giác vui vẻ, hạnh phúc là như thế nào. Niềm tin, hy vọng vào một tương lai bạn đã từng nghĩ đến cũng sẽ vụt tắt, bạn thấy cuộc đời này chán ngắt và dẫn chán ghét nó, thấy sống cũng chẳng có ý nghĩa gì.

  • Giai đoạn 3:

Nếu đến giai đoạn này, người nhà không phát hiện và giúp đỡ, nguy cơ người bệnh tự sát hoặc gây nguy hiểm đến mọi người xung quanh rất lớn. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe câu chuyện của bé 33 ngày tuổi bị chính người mẹ ruột (19 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội bị mắc chứng trầm sau sinh ngộ sát rồi đúng không? ) Ngoài vụ việc trên, thời gian qua, có không ít những trường hợp tương tự như vậy xảy ra.

AnchorVậy nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh là gì? Làm thế nào để nhận biết được?

Nguyên nhân phụ nữ trầm cảm sau sinh:

  • Thay đổi nội tiết tố:

Sau khi sinh, hormon estrogen và progesterone bị giảm đột ngột. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chị em dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản và bị trầm cảm.

  • Thay đổi bất thường trong cơ thể:

Sinh con xong, lượng máu, huyết áp cũng như hệ miễn dịch của các bà mẹ cũng thay đổi. Cơ thể người mẹ chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cảm xúc tâm trạng thất thường.

  • Áp lực kinh tế:

Có thêm một thành viên mới tức là chi phí chi tiêu hàng tháng cũng tăng thêm. Trong khi đó, đồ dùng của trẻ sơ sinh và trong những tháng đầu đặc biệt giá khá cao. Nếu gia đình không có điều kiện, người mẹ suy nghĩ nhiều cũng dễ bị trầm cảm.

  • Áp lực khi nuôi con:

Chăm sóc con là công việc không hề dễ dàng. Nhiều chị em cảm thấy rất căng thẳng, mất ngủ, lắng vì không biết làm thế nào để chăm con. Nếu người chồng và những người thân trong gia đình cảm thông và hỗ trợ, tình trạng trầm cảm của mẹ sẽ giảm đi. Nhưng nếu ngược lại thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đấy.

  • Yếu tố di truyền:

Theo nghiên cứu, bệnh trầm cảm có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: trong gia đình, bố hoặc mẹ đã từng bị trầm cảm thì nguy cơ bạn sẽ mắc bệnh này rất cao.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh:

  • Suy nhược cơ thể:

Nhiều bạn sau khi sinh luôn cảm thấy đau khổ tủi thân, vô vọng thậm chí là khóc lóc cả ngày dù cho chẳng có lý do nào. Thỉnh thoảng, họ lại cảm thấy dường như cả thế giới chống lại mình, ghét bỏ mình.

Tinh thần không thoải mái khiến cho họ chán mọi thứ, luôn thấy mệt mỏi, thờ ơ với công việc ngoài, chán ăn, không buồn tắm rửa, chải chuốt. Cơ thể ngày một suy nhược và thiếu sức sống.

  • Lo lắng:

Nhiều sản phụ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó thường là vùng đầu hoặc cổ cũng có khi là đau lưng, tức ngực.  Nhưng khi đi khám, bác sĩ lại kết luận là bình thường và không tìm ra nguyên nhân.

Họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thiếu tự tin. Tình trạng này kéo dài khiến cho bệnh nhân không muốn giao tiếp, tiếp xúc với bất kỳ ai. Nếu vậy, bạn cần phải mời bác sĩ tâm lý tới nhà trực tiếp.

  • Hoảng hốt:

Dù chỉ là một sự việc rất bình thường nhưng cũng khiến cho người mẹ hoảng hốt, mất bình tĩnh.

  • Căng thẳng:

Đây là triệu chứng gắn liền với bệnh trầm cảm. Những bà mẹ có triệu chứng này, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Họ không thể thư giãn và thoải mái được. Cảm xúc bị dồn nén, muốn nổ tung nhưng không có cách nào bộc phát.

  • Bị ám ảnh:

Nhiều người sau khi sinh, tâm lý hay bị ám ảnh. Họ thường xuyên suy nghĩ về một người, một tình huống hoặc một sự việc nào đó thậm chí có bạn còn bị ảo giác, cho rằng ai đó đang theo dõi mình, gây nguy hiểm cho mình và cho mình.

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh
  • Mất tập trung:

Những người trầm cảm thường rất khó tập trung làm bất cứ việc gì đồng thời khả năng ghi nhớ cũng rất hạn chế.

  • Rối loạn giấc ngủ:

Hầu hết, trầm cảm sẽ khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ và ngủ không đủ giấc, hay bị thức giấc đồng thời hay có những giấc mơ kỳ lạ với những tình tiết ghê sợ.

  • Không muốn quan hệ tình dục:

Triệu chứng trầm cảm khiến cho bệnh nhân không có hứng thú với bất kỳ thứ gì xung quanh mình kể cả chuyện “giường chiếu”. Mỗi khi chồng muốn gần gũi thì sản phụ thường có xu hướng né tránh. Nếu đối phương không biết cảm thông, chia sẻ thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Đây là những dấu hiệu cơ bản mà bạn có thể nhận biết được người mẹ có bị trầm cảm sau sinh hay không. Bạn nhớ chú ý quan sát để giúp đỡ những người thân mình tránh được căn bệnh này nhé!

3. Tác hại của chứng trầm cảm sau sinh

Tình trạng trầm cảm này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến người mẹ:

+ Thể chất: Vì chán ăn cộng thêm với việc phải chăm con, chị em sẽ bị sụt cân đáng kể. Lâu ngày dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

+ Tinh thần: Vì buồn chán lại lo nghĩ chắc chắn người mẹ sẽ bị suy nhược thần kinh. Đồng thời trạng thái hoang tưởng sẽ khiến cho bệnh nhân có những hành vi nguy hiểm không kiểm soát được.

Ảnh hưởng đến người thân:

+ Suy nhược cơ thể và thần kinh nên người mẹ không có khả năng chăm sóc con được tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vì người bệnh thường có cảm xúc thất thường lại có xu hướng không muốn gần gũi, quan hệ tình dục, hạnh phúc nên sẽ khiến chồng cảm thấy khó chịu, hạnh phúc gia đình rất dễ tan vỡ.

blank

+ Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng hơn. Thực tế có đến 41.2% người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ và hành vi tự tử. Thậm chí, có những bà mẹ đã tự tay sát hại con mình như trường hợp mình ví dụ đoạn đầu của bài.

4. Điều trị trầm cảm sau sinh

Như mình đã phân tích phía trên, trầm cảm sau sinh gây ra rất nhiều tác hại. Vậy nên khi có dấu hiệu, chị em cần được điều trị ngay lập tức. Hiện nay có rất phương pháp điều trị bệnh này hiệu quả. Cụ thể:

Hỗ trợ từ người thân:

Bệnh nhân ở giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ, động viên và chia sẻ của những người thân và bạn bè. Thay vì khó chịu với những cảm xúc thất thường của sản phụ, bạn hãy nhẹ nhàng tâm sự và quan tâm đến họ nhiều hơn. Ngoài ra, người nhà nên động viên bệnh nhân đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên ngành đều đặn.

Đặc biệt hãy đối xử với người mẹ như 1 bệnh nhân bình đừng làm quá lên sẽ khiến họ cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp hơn.

blank

Nếu không nguy hiểm thì hãy để họ làm những gì mình thích đừng ngăn cấm hay tạo sức ép gì hết.

Điều trị bằng thuốc:

Khi phát hiện sản phụ có những dấu hiệu trầm cảm thì bạn nên đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bạn hãy cố gắng quan sát và miêu tả chi tiết những biểu hiện, thói quen và các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân để bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc hợp lý.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Nếu sử dụng người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Còn sau khi dùng 1 thời gian dài mà không có hiệu quả thì bạn cũng cần báo với bác sĩ điều trị để được đổi đơn khác sử dụng. Nhưng tuyệt đối, không được tự ý dùng thuốc hay tăng liều sử dụng nhé!

Chế độ dinh dưỡng:

Ngoài việc uống thuốc, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho sức khỏe.   Theo các chuyên gia, để hỗ trợ cho quá trình điều trị, bệnh nhân nên bổ sung các vitamin B6 hoặc vitamin.

Vai trò của bản thân

Bệnh trầm cảm muốn chữa khỏi thì yếu tố quan trọng nhất chính là bệnh nhân. Bạn phải có niềm tin rằng mình sẽ tốt hơn, hãy suy nghĩ những điều tích cực, những chuyện tốt đẹp trong cuộc sống.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu có điều kiện, hãy đi du lịch với bạn bè hoặc cùng bạn bè đi shopping, đi cafe. Tuyệt đối, bạn không được thức khuya, như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh.

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị triệt để thế nên bạn đừng nên lo lắng! Hy vọng những thông tin và kiến thức mình chia sẻ trong bài sẽ có ích cho mọi người.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận trên Facebook