Site icon Sống khỏe 365

Tắc tia sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách làm thông tuyến sữa hiệu quả

tắc tia sữa mẹ nên làm gì

Tắc tia sữa là một trong những hiện tượng thường xảy ra đối với các bà mẹ vừa mới sinh, nếu không kịp thời nhận biết và điều trị kịp thời có thể làm viêm nhiễm và gây nên tình trạng u xơ tuyến vú. Vì thế đây được xem là nỗi lo lắng của các bà mẹ sau sinh hiện nay.

Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu những nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết và cách làm thông tuyến sữa hiệu quả hiện nay thông qua bài viết này đã được rất nhiều bà mẹ áp dụng rất thành công.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa được xem là hiện tượng dòng sữa trong hệ thống tuyến sữa của người mẹ bị ứ lại tại ống dẫn và không thể chảy ra ngoài khi cho bé bú. Hiện tượng này lâu ngày sẽ dần tạo thành cục và gây đau do tình trạng kết sữa, thường xảy ra ở những ngày đầu mới sinh và trong những thời kì đầu mà các bà mẹ cho con bú.

Hiện tượng tắc tia sữa

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – PGĐ Bệnh Viện Từ Dũ cho biết:

Nhiều người cho rằng sữa nhiều hay ít lệ thuộc vào kích thước của tuyến vú, lớn thì nhiều sữa, nhỏ thì ít sữa. Thật ra không phải vậy, mà nó sẽ lệ thuộc vào thể tích của các nang, túi tiết sữa.

Sữa không về là do tuyến sữa bị tắc, nguyên nhân có thể liên quan đến các hoạt động nội tiết, về những xáo trộn trong nội tiết có thể dẫn tới hoạt động tiết sữa không được hoặc liên quan đến các hành vi của người mẹ.”

Thế vì sao lại xảy ra tình trạng tắc tia sữa ở các bà mẹ vừa mới sinh phổ biến hiện nay?

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia xảy ra phổ biến hiện nay nhé.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các bà mẹ vừa mới sinh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân sau để có việc phương pháp làm thông tuyến sữa hiệu quả nhất:

Nguyên nhân gây hiện tượng tắc tia sữa

Sữa mẹ tiết ra những ngày đầu tiên là sữa non, đây là loại sữa có nhiều chất dinh dưỡng vì thế chúng thường rất đặc. Do đó các bà mẹ cần nên cho bé bú sớm vì lượng sữa để trong thời gian lâu sẽ bị ứ đọng lại gây nên tình trạng ôi và nghẽn ống dẫn sữa.

Đối với các bà mẹ mới lần đầu sinh em bé chưa quen với việc cho con bú, sau khi cho con bú không vệ sinh đầu vú sạch sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ bên ngoài vào ống sữa rồi gây tắc tia sữa tự nhiên.

Vì thế đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho ông dẫn sữa bị hẹp cản trở việc sữa chảy ra ngoài.

Sau khi sinh các bà mẹ thường lâm vào tình trạng tinh thần không thoải mái căng thẳng thần kinh làm cho can khí uất ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, lúc này sữa bị ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

Một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa mà các bà mẹ thường mắc phải chính là việc các bé thường hay cắn mút đầu ti tạo nên những vết thương, làm cho đầu ti bị nứt rộng hơn.

Lúc này tâm lý của người mẹ cảm thấy và đau đớn trong việc cho con bú. Do đó nếu không cho các bé bú đều hoặc không cho bé bú nữa thì sẽ dẫn đến tình trạng sữa của các bà mẹ sẽ ứ động và gây nên viêm tắc tuyến vú.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân mà các bà mẹ sau sinh thường mắc phải như việc ăn uống thất thường gây nên tổn thương tỳ vị làm nhiệt tích tại nhũ lạc gây sưng đau vú.

Đặc điểm cơ thể của phụ nữ sau sinh thường hay yếu sức dễ bị cảm nhiễm hàn làm cho sữa khó lưu thông, đối với các bà mẹ có nhiều sữa dồi dào, thường bé sẽ không bú hết nếu không vắt bỏ sữa thừa lâu ngày đã gây nên tình trạng ôi và tắc nhũ.

>> Xem ngay: Cách làm bột ngũ cốc lợi sữa cho các mẹ ít sữa.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc tia sữa

Chị em phụ nữ sau sinh đặc biệt là trong thời kỳ cho con bú cần nên quan tâm một trong những dấu hiệu sau đây:

Đặc biệt khi căng lại có những cơn đau nhức, đồng thời sửa không thể tiết ra bên ngoài hoặc chỉ tiết rất ít đôi khi dùng tay vắt cũng không thể ra sữa

Có cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện những cơn sốt ban ngày cơn đau sẽ tăng lên do tuyến sữa bị ứ đọng nhiều bên trong

Khi sờ vào bầu vú có cảm giác cứng và nóng ấm, cảm thấy bầu vú có những khối tròn di động với nhiều kích cỡ nằm riêng lẻ hoặc liên kết với nhau tạo thành khối lớn

Một trong những dấu hiệu tắc tia sữa sau khi sinh ở các bà mẹ thông thường là hai bên bầu vú thường không đồng đều bởi tắc tia sẽ thường chỉ xảy ra một bên vú

Đối với các trường hợp nặng đầu ti sẽ bị ửng đỏ, khi sờ vào ngực sẽ có vài cục cứng khắp bầu, kiểm tra và bóp nhẹ sẽ có dịch mủ tiết ra, nhiệt độ sốt thường trên 40 độ C.

Tình trạng này là một trong những dấu hiệu chuyển sang giai đoạn viêm tuyến vú, đã bị tắc tia sữa nhiều ngày mà không điều trị.

Do đó nếu có những một trong những dầu hiệu trên, các bà mẹ cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Vậy bị tắc tia sữa phải làm sao?

>> Tìm hiểu thêm: Trường hợp mẹ bị mất sữa thì nên làm gì

Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất

Tắc tia sữa uống thuốc gì?

Thuốc cần dùng trong các trường hợp bị tắc tia sữa thường là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol nhưng cần phải theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường hiện nay để điều trị và làm thông tuyến sữa hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân bình tĩnh mạch trong những ngày đầu và sau đó chuyển sang đường ống.

Đối với các trường hợp bị nhiễm khuẩn tuyến vú nên điều trị bằng cách trích dẫn lưu ổ viêm và ngừng cho các bé bú. Đối với mọi tình trạng tắc tia sữa ở các bà mẹ hiện nay cần phải đi đến gặp bác sĩ để được chỉ định theo một phương pháp điều trị thích hợp

Cách chữa tắc tia sữa dân gian

Mít là một trong những bài thuốc y học cổ truyền có nhiều tác động giúp lợi sữa và chữa tắc tia sữa cho các bà mẹ mới sinh hiệu quả.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Các bà mẹ có thể dùng lá mít khô nóng sau đó đặt lên vùng bầu ngực, mối bên 9 lá. Sau đó dùng tay xoa bóp bấm mạnh từ trên xuống dưới. Cách này có thể được sử dụng thường xuyên cho đến khi không còn bị tắc tia sữa nữa.

Cách chữa tắc tia sữa bằng hành tím

Đem hành tím cắt thành lát mỏng sau đó đặt lên bầu ngực trừ phần đầu ti ra, tiếp đến phủ khăn giấy mềm sau đó băng lại, mỗi ngày làm khoảng 2 lần. Lưu ý kết hợp với xoa bóp để đạt được hiệu quả tối đa.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Kết hợp lá diếp cá và đinh lăng đem rửa sạch, đem xay nhuyễn à đắp lên bầu ngực. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng cách làm tương tự với lá tía tô và rau dừa nước.

Khi bị tắc tia sữa phải làm gì?

Hi vọng thông qua bài viết này sẽ một phần nào giúp các mẹ đang gặp phải hiện tượng tắc tia sữa sẽ có được những phương pháp và cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

Chúng tôi biết rằng thiên chức làm mẹ là vô cùng vất vả và cao cả vì thế hi vọng các bà mẹ sau khi đọc bài viết này sẽ có được những kinh nghiệm để có được cách cho trẻ bú một cách an toàn và hiệu quả.

Chúc các mẹ thành công!

5/5 - (6 bình chọn)
Exit mobile version