Tại sao bị rối loạn tiêu hóa?  Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa là một chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt vào những ngày lễ Tết. Việc ăn uống không hợp lý sẽ dễ mắc phải triệu chứng này.

Bài viết này sẽ nói rõ được nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả tốt nhất, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa được biết đến là một hội chứng gây ra bởi hiện tượng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến hậu môn.

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn như bị đau bụng và thay đổi đại tiện.

Bệnh rối loạn tiêu hóa
Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn đường tiêu hóa làm người bệnh cảm thấy khó chịu, nếu như không chữa trị triệt để bệnh này có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn.

Một trong các vấn đề tiêu hóa thường gặp bao gồm viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột và ợ nóng.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa

Một số triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ( nguồn: internet)

Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng khó tiêu đầy bụng và gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh này không chỉ xuất hiện ở một đối tượng mà ở hầu hết tất cả mọi người. Vì thế hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa đối với các đối tượng bệnh nhân hiện nay nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

  • Do nhiễm khuẩn thức ăn:

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ thường hay sử dụng đồ chơi và việc cầm đồ ăn từ tay, môi trường Vệ sinh kém cùng với nguồn nước bị ô nhiễm, đồ chơi thường hay bị nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:  

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

Vì hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên nếu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng Cùng với chế độ ăn không hợp lý sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Trẻ em rối loạn tiêu hóa do các bệnh khác:

Các bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp…Là một trong những căn bệnh khiến trẻ dễ mất sức đề kháng và dễ bị nhiễm khuẩn

>>> Xem ngay: Phát hiện bất ngờ Gạo Lứt giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở người lớn và cả trẻ em.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nguyên nhân do đâu?

  • Do sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc liều lượng cao:

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài rất dễ gây tiêu chảy và hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn.

Các loại vi khuẩn làm tính cũng có thể bị kháng sinh tiêu diệt phá vỡ thế cân bằng gây nên hiện tượng loạn khuẩn. Điều này làm cho một vài loại còn sống sót sinh sôi mạnh hơn tạo sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập.

  • Các nguyên nhân bên ngoài:

Nguyên nhân gây bênh rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây bênh rối loạn tiêu hóa

Việc ăn uống không đúng cách, điều kiện vệ sinh môi trường kém, ăn các loại rau, củ quả chứa nhiều hóa chất độc hại.. làm đường ruột không sản sinh được men tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa hiện nay.

Nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

  • Đau bụng thường xuyên:

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa

Với những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội thường xuyên xảy ra, chúng thường xuất hiện ở những vị trí khác nhau quanh vùng bụng. Đây cũng là một trong những biểu hiện của nhiều bệnh khác ở đường tiêu hóa ung thư dạ dày, ung thư đường ruột hoặc nhiễm khuẩn đường ruột…

Ngoài ra một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bụng trẻ thường căng to vì thế nên trẻ thường bị đánh hơi nhiều và có biểu hiện hôi miệng.

  • Đầy bụng ợ hơi:

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa

Nếu bụng của bạn luôn ở trạng thái đầy hơi, kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ăn không tiêu, chán ăn.. thì có lẽ bạn đã  gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở bà bầu phải đối mặt thường xuyên trong suốt thai kỳ.

  • Táo bón, tiêu chảy:

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa

Một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nói riêng và tất cả mọi người nói chung bị tiêu chảy hoặc táo bón khi cả 2 tính ngày xuất hiện cùng một lúc nhưng phổ biến vẫn là tiêu chảy. quá trình này gây mất nhiều nước bạn cảm thấy mệt mỏi.

Triệu chứng táo bón có thể gây ra những biến chứng  nguy hiểm khác như viêm ruột, thủng ruột.. Nếu bạn hoặc trẻ gặp phải tình trạng này cần phải tìm nguyên nhân gây táo bón để điều chỉnh hợp lý.

Mẹo chữa trị rối loạn tiêu hóa

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 

Việc đầu tiên các bạn cần làm để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là phải đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ, cân bằng các chất dinh dưỡng đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra có thể cung cấp cho các bé các bữa ăn có thêm sữa chua, chuối và rau sạch để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

Các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, pizza, hamburger hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường là những loại thức ăn mà trẻ cần tránh khi bị rối loạn tiêu hóa. đặc biệt đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trẻ nhỏ bị táo bón thì cần tránh các loại thức ăn dầu tinh bột và các loại thức ăn giàu chất béo.

Để điều trị triệt để bệnh án rối loạn tiêu hóa ở trẻ em các ông bố bà mẹ cần lưu ý thức ăn cần phải nấu chín kỹ mềm và những hơn giúp bé dễ nhất và dễ tiêu, không nên ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?

Khi trẻ mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh điều này sẽ giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột làm cho các cơn đau giảm đi và sẽ phục được tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả tuy nhiên đừng quá lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ không tốt..

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn

  • Dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa:

Cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này hiệu quả người bệnh cần uống thuốc rối loạn tiêu hóa người lớn theo sự hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là :

Thuốc chống chướng hơi, đầy bụng ,buồn nôn ( Maalox, Domperidon, Neopeptine …),

Thuốc cầm tiêu chảy (  Berberin, Loperamid…),

Thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau bụng.

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tham khảo cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc nam, cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng Đông y với các bài thuốc dân gian từ gừng, nha đam hay mật ong để có thể hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

  • Ngoài ra để ngăn chặn và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa thì người bệnh cũng cần nên tìm hiểu rối loạn tiêu hóa ăn gì tốt và rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? bởi chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị  căn bệnh này.
  • Hãy uống thật nhiều nước tăng cường ăn trái cây và rau củ để bổ sung các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai
  • Để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai, các mẹ bầu cần củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng thời tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, kết hợp với việc bổ sung các sản phẩm lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt và hấp thụ tốt nhằm ổn định sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Cần ăn chậm nhai kỹ chú ý đến việc kiểm soát hiện tượng điện giải gây ra tiêu chảy khi mang thai. Các bà mẹ bị đau bụng rối loạn tiêu hóa khi mang thai cần ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, các loại trái cây như cam, bưởi, rau quả và các loại ngũ cốc.. để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột phát triển.
  • Ngoài ra để chữa rối loạn tiêu hóa đạt kết quả tối ưu các bà mẹ khi mang thai cần khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn và theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất

 

Hi vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm về rối loạn tiêu hóa và cách điều trị hiệu quả hơn. Bệnh rối loạn tiêu hóa không chừa bất cứ ai vì thế để có thể điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, cách tốt nhất là hãy bỏ vào sổ tay của mình những cách phòng bệnh rối loạn tiêu hóa bổ ích như:

  • Hãy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với tiêu chí ăn chín uống sôi và ăn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Sữa loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa thì tốt nhất là nên hạn chế và tránh xa chúng bởi chúng sẽ làm cho bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh.
  • Hạn chế uống nước có ga, cà phê và tránh cho con nhỏ của mình lạm dụng nhiều loại bánh kẹo chứa nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng. Bởi việc luyện tập thể dục không chỉ tốt cho tim cho cơ bắp mà còn giúp cho việc cân bằng bài tiết các men tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

>>Bài viết bạn nên đọc:

4.9/5 - (11 bình chọn)

Bình luận trên Facebook