Rau đắng biển – cây thuốc quý của y học

Rau đắng biển hay còn có tên sam trắng, cây ruột gà… là một cây thảo dược lâu đời được nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng để chữa bệnh, trong đó có cả Việt Nam. Ngày nay, với khoa học công nghệ hiện đại, rau đắng biển đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng thành công vào thực tế giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người.

Đặc điểm sinh thái của Rau đắng biển

Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monnieri, thuộc họ Mã đề Plantaginaceae. Cây sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng. Người ta tìm thấy loài cây này nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Nam Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ, Ấn Độ, Napal, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Việt Nam…

1

Đặc điểm sinh thái của Rau đắng biển

Tại Việt Nam, rau đắng biển phân bố rộng rãi khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam, điển hình ở các tỉnh: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,  Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ…

Đặc điểm nhận biết là loại thảo mộc thân bò lâu năm cao 10-20cm. Lá nhỏ, mọng nước, không có cuống, hình bầu dục thuôn dài (dài 2-3cm, rộng 0,5-0,7cm). Hoa nhỏ, hình ống cánh mỏng màu tím nhạt hay xanh hoặc trắng, nở từ tháng 5 đến tháng 10. Tất cả các bộ phận của cây đều bóng mịn (không có lông). Lá rau đắng biển khi nghiền nát có mùi hương và vị đắng đặc biệt. Quả nang hình trứng, nhẵn và có chứa nhiều hạt nhỏ.

Rau đắng biển qua lăng kính y học

Trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại có những các phương thức, pháp điều trị khác nhau, nhưng đều thấy được tiềm năng dược lý hiệu quả trong phòng và chữa bệnh của rau đắng biển.

Theo Y học cổ truyền, rau đắng biển là thảo dược có tính mát, vị đắng; quy kinh Tâm (Tim), Thần Kinh, tạng Tỳ (Lách) và Can (Gan). Cây được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất trương lực cơ, động kinh, thao cuồng, mất tiếng, khản tiếng, viêm phế quản cấp, ho, hen. Rau đắng biển còn chữa bí đái, viêm gan, thấp khớp, rắn cắn và bệnh ngoài da như da sưng dày lên như da voi, lở, nhọt độc, ghẻ.

Rau đắng biển được sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm, nhằm các mục đích chính sau: Giúp cải thiện tình trạng lo lắng do căng thẳng trong công việc hoặc học hành, hỗ trợ điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người già (Bệnh Alzheimer), tăng khả năng tập trung và nhận thức, chữa động kinh hoặc co giật, giúp cải thiện trí nhớ, điều trị hội chứng ruột kích thích, trị dị ứng, điều trị bệnh tâm thần, dùng làm thuốc gây mê, cải thiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, điều trị bệnh hen suyễn và giúp tim khỏe mạnh.

2

 Rau đắng biển giúp giảm căng thẳng và an thần

Theo Y học hiện đại, rau đắng biển có chứa các thành phần hóa học như: Herpestin, Brahmin, Sterol, β2-oxalat, β1-oxalat, Bacoside A, Bacoside B, β3-chloroplatinate, β-sitosterol, Stigmastarol, D-Mannitol, Axit Betulic. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng rau đắng biển có tác dụng:

Tác dụng trên đường hô hấp: Rau đắng biển nếu sử dụng với liều nhỏ có thể gây kích thích hô hấp

Tác dụng trên huyết áp: Một số nghiên cứu về rau đắng biển cho thấy, hàm lượng Alkaloid brahmin chiết xuất từ dược liệu này có tác dụng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều 0.5 mg/kg, bởi sử dụng liều nhỏ hơn có thể gây kích thích cơ tim và gây tăng huyết áp nhẹ.

Hỗ trợ sửa chữa tế bào thần kinh: Hoạt chất Bacoside B và Bacoside A có trong thảo dược này có tác dụng tăng cường hoạt động của Kinase, giúp phục hồi hoạt động của Synaptic, đồng thời tăng dẫn truyền xung thần kinh.

Phòng ngừa ung thư: Tiêm bắp chiết xuất từ rau đắng biển vào chuột cống trắng cho thấy các thành phần hóa học trong thảo dược này có khả năng ức chế và ngăn chặn tế bào ung thư Walker carcinosarcoma 256 hình thành và phát triển.

Cải thiện căng thẳng và an thần: Bacoside A trong rau đắng biển có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, đồng thời giúp giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng. Hoạt chất này có công dụng tương đương thuốc lorazepam và benzodiazepam.

Tính chống oxy hóa: Các thử nghiệm trên não chuột cho thấy rau đắng biển có chứa hoạt tính chống oxy hóa. Các hoạt tính này có tác dụng mạnh hơn so với Deprenyl. Chúng có thể tác động trên toàn não bộ còn Deprenyl lại bị giới hạn.

Các cách sử dụng rau đắng biển

Rau đắng biển được thu hái quanh năm, dùng toàn cây, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô rồi dùng.

Thuốc sắc: Dùng 6 – 12g rau đắng biển khô, sắc uống ngày 1 lần.

Dùng ngoài: Đun nước tắm hoặc giã nhỏ cây tươi lấy nước trộn cùng với dầu hỏa xoa chỗ đau.

Trà: Cho 1 – 2 muỗng cà phê lá rau đắng biển ngập trong 1 cốc nước sôi trong 5-10 phút, uống 3 lần mỗi ngày.

Ngâm rượu: Dùng 1 – 2 muỗng cà phê rượu ngâm hoặc 1 – 2 muỗng sirô từ rau đắng biển mỗi ngày.

Dịch chiết xuất: Dịch chiết xuất từ rau đắng biển tiêu chuẩn hóa có chứa 20 – 50% hàm lượng Bacosides, liều dùng là 150mg, ngày dùng 2 lần.

Lưu ý, một số người dùng thử rau đắng biển thấy khô miệng, buồn nôn và mệt mỏi, nhưng rau đắng biển dường như là không thấy tác dụng phụ trong hầu hết các nghiên cứu. Rau đắng biển có thể làm tăng buồn ngủ khi sử dụng kết hợp với các thuốc an thần và nó có thể tương tác với các thuốc hormon tuyến giáp.

Phụ nữ mang thai cần phải thận trọng khi sử dụng. Qua nghiên cứu, thử nghiệm trên chuột, các hoạt chất trong rau đắng biển gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu. Vì vậy có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết, sẩy thai.

Là một loại dược liệu tốt, cây thảo dược rau đắng biển là mục tiêu được nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Nổi bật nhất, phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus được Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Dược liệu (trực thuộc Viện Dược liệu – Bộ Y tế)  nghiên cứu và sản xuất.

3

 Nattokinase Plus – sản phẩm có chứa thành phần rau đắng biển

Nattokinase Plus có công thức đặc biệt, là sự kết hợp độc đáo giữa Nattokinase (hoạt chất trong món ăn truyền thống Nhật Bản) kết hợp Cao rau đắng biển và các cao thảo dược quý như Táo Nhân, Viên Chi, Đương Quy, Đan Sâm dành cho những người thiểu năng tuần hoàn não với các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

* Hotline: 08888 08881

* Website: visuckhoecongdong.vn

* Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong

                                                                           Anna Mai

Đánh giá

Bình luận trên Facebook