Trang chủ ›› Bệnh tiểu đường ›› Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì – Tư vấn thực đơn và chế độ ăn từ chuyên gia

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì – Tư vấn thực đơn và chế độ ăn từ chuyên gia

Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang gia tăng rất nhanh và trẻ hóa bởi rất nhiều yếu tố như môi trường, thực phẩm, hóa chất, thói quen sinh hoạt, ăn uống… Người mắc bệnh tiểu đường thường phải ăn uống và kiêng khem rất khổ sở vì lo sợ lượng đường huyết tăng cao và phát sinh biến chứng của bệnh tiểu đường.

Lo lắng này của người tiểu đường rất chính xác và có cơ sở. Bởi vì Chúng ta không chết vì bệnh tiểu đường mà chúng ta chết do Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gìngười tiểu đường nên kiêng gì để ổn định được lượng đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường ? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi tìm hiểu về vấn đế này nhé!

benh-tieu-duong-nen-an-gi-songkhoe365
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Nội dung chính

Chế độ ăn cho người tiểu đường – Người tiểu đường nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh liên quan đến quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp rất quan trọng đối với người bệnh. Nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh tiểu đường thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm và sống chung với căn bệnh này một cách vui vẻ và khỏe mạnh.

Thực đơn cho người tiểu đường

Nhiều người lầm tưởng bệnh tiểu đường phải ăn kiêng tuyệt đối các thực phẩm như tinh bột, đường, các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đạm… Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng với khuyến cáo của bác sĩ và trái ngược với khoa học. Cơ thể của chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng để tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Nếu chúng ta ăn kiêng tuyệt đối các thực phẩm kể trên thì điều tồi tệ nhất có thể sẽ xảy đến bất cứ lúc nào.

>>> Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn nên đọc ngay bài viết: Nguyên nhân bệnh tiểu đường để có cái nhìn đúng đắn nhất về căn bệnh này.

Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Các bạn cùng tham khảo nhưng gợi ý dưới đây của chuyên gia nhé.

Bữa ăn của người tiểu đường phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Các vitamin, khoáng chất, chất béo, chất đường, bột, chất béo, chất đạm… có nguồn gốc từ thực vật
  • Các thực phẩm này phải hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, làm sạch máu, đường huyết không lên cao, phục hồi thành mạch máu. Tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm.
  • Hạn chế tất cả các sản phẩm tinh chế, chế biến đặc biệt là các sản phẩm từ động vật.
  • Hạn chế tối đa các loại thuốc và thực phẩm chức năng không cần thiết.

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Chắc hẳn ai mắc bệnh tiểu đường đều quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau dẫn đến người bệnh không biết nên làm theo cách nào cả. Chúng ta thường nghe theo người nhà, người thân quen, người đã có “kinh nghiệm”… trong hầu hết mọi việc. Tuy nhiên trong việc điều trị bệnh thì người mà các bạn có thể đặt hoàn toàn niềm tin lại không phải những người đó mà là bác sĩ có trình độ chuyên môn.

Đầu tiên các bạn hãy hiểu bệnh tiểu đường là gì rồi sau đó hãy đi tìm giải pháp để hỗ trợ ổn định đường huyết và bệnh tiểu đường.

  • Người bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn đúng giờ và đầy đủ các chất đạm béo muối khoáng với số lượng phù hợp. Đặc biệt người tiểu đường cần hạn chế  tối đa các loại thịt hộp, patê, xúc xích thay vào đó cần nên ăn các loại trái cây hoặc uống sữa không đường trước khi đi ngủ vào ban đêm.
  • Người bị bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa, loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ. Theo sự khuyến cáo của bác sĩ lượng cholesterol đưa vào phải dưới 300 mg mỗi ngày, cần ăn chậm nhai kĩ và không nên ăn quá no.
  • Chất ngọt là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó sẽ làm tăng các biến chứng nặng nề của bệnh vì thế cần hạn chế và tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, nên có bữa phụ trước khi đi ngủ có thể là một ly sữa hay một ít trái cây
  • Sử dụng Gạo Lứt thay cho gạo trắng thông thường là một trong những phương pháp giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất khả quan.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường đóng vai trò thế nào trong điều trị bệnh?

Trong điều trị bệnh, chế ăn độ ăn uống hợp lý luôn là yêu cầu hằng đầu của bác sĩ. Đối với bệnh tiểu đường, việc này còn quan trọng hơn cả. Không chỉ cải thiện sức khỏe, một chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường khoa học và lối sống lành mạnh đóng vai trò quyết định trong điều trị.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

blank

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn trong chuyển đường huyết, khiến glucose trong máu không được phân giải. Từ đó, nồng độ đường huyết tăng cao và ảnh hưởng đến các phản ứng trong cơ thể. Bệnh tiểu đường được cho là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Theo các chuyên gia, xây dựng một thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả, nên được áp dụng và duy trì đến suốt đời.

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường

Vậy thực đơn cho người bị tiểu đường cần tuân theo chế độ khoa học nào? Thức ăn cho người bệnh tiểu đường nào tốt và thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường nên kiêng gồm những loại nào?

Thực phẩm cho người tiểu đường nên dùng

Yêu cầu đầu tiên cho thực phẩm dành cho người tiểu đường là có hàm lượng đường ít nhưng vẫn đủ giá trị dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hằng ngày. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung các loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm dành cho người tiểu đường nhóm đường bột 

Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, gạo lứt, … Một số loại củ như khoai sắn cung cấp dinh dưỡng khá tốt nhưng bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý hạn chế sử dụng.

Thuc an danh cho nguoi benh tieu duong

blank

  • Thức ăn cho người tiểu đường thuộc nhóm thịt cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều cá và các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ. Đồng thời, nên chế biến đơn giản, ít gia vị như hấp luộc hoặc áp chảo. Như vậy, thức ăn vừa giữ nguyên vị mà không bị biến chất. Đây cũng là thực phẩm nên có trong thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường.

  • Thức ăn cho người bị tiểu đường thuộc nhóm chất béo 

Nên ưu tiên các loại thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa (chất béo không no) như dầu thực vật.

  • Nhóm Vitamin và khoáng chất

Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường cung cấp vitamin và khoáng chất chính là trái cây và rau củ. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý chỉ số đường huyết (GI) của một số loại trái cây (sẽ đề cập ở những phần tiếp theo). Không phải loại trái cây nào bệnh nhân tiểu đường cũng có thể dùng được.

blank
Nhung thuc an danh cho nguoi tieu duong

Thực phẩm người tiểu đường nên kiêng cử

Ngoài những thức ăn tốt cho người bị tiểu đường, có một số loại thức ăn người tiểu đường nên kiêng cử hoặc hạn chế sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế sử dụng gạo trắng, miến, bánh mì hoặc thực phẩm từ tinh bột tinh luyện. Thay vào đó là sử dụng ngũ cốc nguyên cám.
  • Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, nước có ga,…

 

Chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường

 

  • Người bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng thức ăn từ nội tạng động vật, mỡ động vật, da gà,… Những loại thực phẩm này thường chứa chất béo bão hòa và cholesterol có hại cho sức khỏe.
  • Khuyến khích bệnh nhân không sử dụng các loại thức ăn như hoa quả sấy khô, mứt,… Vì những loại thực phẩm này chứa hàm lượng đường rất cao, không tốt cho việc điều trị bệnh mà khiến bệnh tình tiến triển nặng thêm.  

Nguyên tắc trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường

Để xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường, chúng ta cần lưu ý 3 nguyên tắc cơ bản. Đó là cung cấp đủ năng lượng, chia nhỏ bữa ăn và quan tâm đến chỉ số GI.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng

Như đã nêu rõ như trên về thức ăn dành cho người tiểu đường và những loại thức ăn cho người tiểu đường type 2 nên kiêng cử. Một bữa ăn khoa học còn phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cung cấp đủ 3 nhóm chất cơ bản là đạm, đường bột, chất béo. Đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường là thức ăn có chỉ số đường thấp vào không tăng lượng đường trong máu.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

  • Không kiêng cữ quá mức, làm hạ đường huyết đột ngột.
  • Đủ năng lượng cho mọi hoạt động cần thiết hằng ngày, không làm bệnh nhân sụt cân.
  • Không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Phù hợp với khẩu vị và sở thích ăn uống của bệnh nhân nhằm tránh tình trạng chán ăn.

Phân chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Đối với người bình thường có thể ăn 3 buổi sáng, trưa và chiều. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, việc chia nhỏ bữa ăn có nhiều lợi ích hơn cho điều trị bệnh. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết dễ dàng. Tùy vào điều kiện từng người mà có thể chia thành từ 4 đến 6 bữa/ ngày.

Chia bữa ăn cần theo quy chuẩn nhất định, không được tùy ý chia để đảm bảo năng lượng được cung cấp đúng thời điểm. Cụ thể, bạn có thể tham khảo cách chia bữa như sau:

Bữa ăn Số % mức năng lượng phân chia trong 1 ngày
4 bữa/ ngày 5 bữa/ ngày 6 bữa/ ngày
Bữa sáng 25 % 20% 15%
Bữa phụ sáng 10%
Bữa trưa 35% 30% 30%
Bữa phụ trưa 10% 10%
Bữa tối 30% 30% 25%
Bữa phụ tối 10% 10% 10%

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Chú ý chỉ số GI trong thức ăn

Chỉ số đường GI trong thức ăn cho bệnh tiểu đường là mối quan tâm lớn nhất khi xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường. Tất nhiên, chúng ta ưu tiên chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI từ trung bình đến cao, bạn có thể kết hợp chúng cùng với thực phẩm có chỉ số GI thấp trong bữa. Như vậy, vừa đảm bảo vị ngọt mà còn kiểm soát được hàm lượng đường nạp vào cơ thể. Theo đó, thực phẩm tốt cho tiểu đường chia theo chỉ số GI được quy ước như sau:

  • Chỉ số đường huyết (GI) rất thấp: dưới 40%.
  • Chỉ số đường huyết (GI) thấp: từ 40% – 55%.
  • Chỉ số đường huyết (GI) trung bình: từ 56% – 69%.
  • Chỉ số đường huyết (GI) cao: trên 70%.

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại chỉ số đường một số thực phẩm thông dụng dưới đây.

Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết (%)
Bánh mì Bánh mì trắng 100
Bánh mì tươi (Công ty Bibica) 31,1
Ngũ cốc Khoai lang nướng 135
Bột dong 95
Yến mạch 85
Gạo trắng 83
Gạo giã dối 72
Khoai sọ 58
Khoai lang luộc 54
Củ từ 51
Sắn (Khoai mì) 50
Lúa mạch 31
Quả chín Dưa hấu 72
Cam 66
Xoài 55
Táo 53
Chuối 53
Nho 43
Anh đào 32
Mận 24
Rau Cà rốt 49
Rau muống 10
Đậu Hạt đậu 49
Lạc 19
Đậu tương 18
Kem, sữa Sữa chua 52
Kem 52
Sữa gầy 32
Glucerna (Công ty Abbott) 39
Đường Đường kính 86

Cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Vừa rồi là những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 và tuýp 1. Vậy làm thế nào để xây dựng thực đơn hằng ngày cho người tiểu đường? Các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra cách làm gồm 4 bước. Đó là xác định chỉ số cân nặng – xác định nhu cầu năng lượng – xác định năng lượng thực phẩm – thay thế và điều chỉnh.

Thuc don danh cho nguoi tieu duong

Xác định chỉ số cân nặng nên có

Việc xác định chỉ số cân nặng nên có ngoài tạo bước tiền đề cho các bước tính toán tiếp theo còn kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có dư hoặc thiếu so với chỉ số cần có, chứng tỏ người bệnh đang có dấu hiệu béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Để xác định chỉ số này, rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng: Chiều cao(m) x chiều cao (m) x hệ số. Trong đó, hệ số ở nam là 22 và ở nữ là 21. Cụ thể:

  • Xác định cân nặng ở nam = Chiều cao(m) x chiều cao (m) x 22.
  • Xác định cân nặng ở nam = Chiều cao(m) x chiều cao (m) x 21.

Ví dụ, bệnh nhân nam cao 1,7m thì cân nặng nên có là 1,7 x 1,7 x 22= 63,58Kg (khoảng 64Kg).

Xác định nhu cầu năng lượng cần cung cấp

Nhu cầu năng lượng của mỗi người đều khác nhau. Đặc biệt, nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào cân nặng, thể trạng, chế độ lao động, giới tính. Trong đó: về mặt giới tính:

Đối tượng Nhu cầu cung cấp năng lượng
Về giới tính
Nam 26 Kcal/Kg/ngày
Nữ 24 Kcal/Kg/ngày
Về chế độ lao động
Điều trị tại giường 25kcal/kg/ngày
Lao động nhẹ đến vừa 30 – 35 kcal/kg/ngày
Lao động nặng 35 – 40 kcal/kg/ngày

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Để xác định nhu cầu năng lượng, bạn lấy:

Chỉ số cân nặng cần có X mức năng lượng cần cung cấp (ứng với từng đối tượng)

Lưu ý chỉ tính theo mức năng lượng chế độ lao động hoặc giới tính, không tính cùng lúc cả hai.

Ví dụ, bạn nam nặng 67Kg thì nhu cầu năng lượng: 67Kg x 26 Kcal = 1742 Kcal

Hoặc người lao động nhẹ nặng 67Kg: 67Kg x 30 Kcal = 2010 Kcal

Điều chỉnh, thay thế thực phẩm phù hợp

Từ bảng quy định đơn vị thực phẩm trên, bạn chọn thực phẩm tương ứng với từng nhóm thực phẩm sao cho có tổng đơn vị thực phẩm đúng bằng chỉ số đã quy định. Để tra cứu đơn bị thực phẩm, bạn hãy tham khảo bảng sau:

Bảng đơn vị thực phẩm các thức ăn thông dụng (1):

 

Bảng thực phẩm có thể thay thế tương đương (2):

 

Ví dụ: bạn nữ cao 150cm sẽ ứng với thực đơn số 2 (1400Kcal). Vậy thay vì nạp tinh bột mỗi ngày như bảng (1), hãy thay thế bằng các thực phẩm bảng (2), vừa đủ năng lượng nhưng lượng đường ít hơn hẳn.

Chế độ ăn kiêng cho một số trường hợp đặc biệt

Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị tiểu đường một cách khoa học không hề đơn giản. Vì vậy, bạn hãy áp dụng những thực đơn sau. Đây là thực đơn cho người bệnh tiểu đường đã được tính toán kỹ lưỡng bởi các chuyên gia. Đồng thời, những thực đơn này còn tốt cho người có bệnh lý khác và một số trường hợp đặc biệt.

Chế độ ăn kiêng cho người bị tiểu đường

Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu, huyết áp

Đối với bệnh nhân tiểu đường có bệnh mỡ máu, huyết áp có 3 mục tiêu đặc biệt cần quan tâm trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường mỡ máu và huyết áp. Đó là:  

  • Giảm cholesterol.
  • Cung cấp đúng chất béo và các chất béo lành mạnh.
  • Giảm lượng Triglyceride nạp vào cơ thể.

Trong thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp, mỡ máu, có một số thực phẩm cần tránh khi xây thực đơn như óc heo, nội tạng động vật, thịt đỏ, mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp,… Ngoài ra, tổng năng lượng chất béo trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường kèm mỡ máu và huyết áp nên dưới 30%.

Thuc don cho nguoi tieu duong va cao huyet ap

Thực đơn chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường kèm mỡ máu và huyết áp bạn nên tham khảo:

Bữa ăn Thực đơn cung cấp 1120 Kcal/ngày/người Thực đơn cung cấp 1400Kcal/ngày/người Thực đơn cung cấp 1600Kcal/ngày/người
Sáng Bún mọc – 1 tô 1 bánh mì trứng Bún riêu – 1 tô
Giữa trưa 200g đu đủ chín 4 múi bưởi  
Trưa ¾ chén cơm

3 viên chả cá kho viên

1 chén canh bắp cải thịt heo

130g su su luộc

1 chén cơm

50g thịt gà kho gừng

1 chén canh bí đao

200g rau lang luộc

1 chén cơm

½ khúc cá thu sốt cà

1 chén canh cải xanh nấu lá thác lác

200g bí xanh luộc

½ quả ổi

Xế trưa 150g lê 170g thanh long ½ trái thanh long nhỏ
Chiều ¾ chén cơm

4 con cá kèo kho rau dăm

½ chén canh cải xoong thịt heo

170g đậu bắp luộc

1 chén cơm

½ miếng đậu hũ thịt sốt cà

1 chén canh rau dền nấu tôm tươi

1 chén cơm

11 con tép kho

170g canh mồng tơi nấu tôm

150g bông cải

½ quả ổi

Tối 124ml (27g) sữa dành cho người bị tiểu đường 147ml (32g) sữa dành cho người bị tiểu đường 166ml (36g) sữa dành cho người tiểu đường

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thiết kế thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường cần có nhiều lưu ý. Vì chế độ ăn uống cho bà bầu tiểu đường thai kỳ không chỉ điều trị bệnh cho mẹ mà vẫn phải đầy đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Do đó, cần linh hoạt khi xây dựng thực đơn dựa trên chế độ cho bà bầu bị tiểu đường.

Thực đơn ăn kiêng cho bà bầu bị tiểu đường

Không nên ăn uống quá kiêng cữ mà thiếu dinh dưỡng cho bé. Vì thế, trong thực đơn cho người bị tiểu đường thai kỳ, Mỗi bữa một ngày nên cho mẹ bầu ăn thêm các món ăn theo sở thích. Việc này ngoài cung cấp dinh dưỡng cần thiết còn giúp mẹ bầu không sợ bữa ăn hằng ngày. Bạn có thể tham khảo thực đơn dưới đây.

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:

Bữa ăn Thức ăn Nước uống kèm
Sáng Cơm gạo lứt ăn kèm trứng và thịt nạc Trà gạo lứt
Bữa phụ bữa sáng   Sau 9h có thể bổ sung thêm sữa thực vật như sữa gạo lức, sữa đậu nành,…
Trưa 1 – 2 bát cơm gạo lứt

Ăn kèm trứng, rau xanh, thịt cá và trái cây

Trà gạo lứt hoặc đậu đỏ
Bữa phụ bữa trưa Sau 3h có thể ăn thêm bánh làm từ ngũ cốc nguyên cám  
Tối 1 bát cơm gạo lứt

Ăn kèm thức ăn tùy ý thích mẹ bầu và trái cây.

 
Bữa phụ bữa tối   Trước khi đi ngủ nên uống thêm sữa thực vật.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường

Ngoài sử dụng thực đơn dành cho người bị tiểu đường như một phương pháp điều trị bệnh. Chúng ta nên kết hợp thêm một số cách điều trị khác. Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh nhanh tiến triển tốt mà còn cải thiện sức khỏe về lâu về dài.

Tăng cường luyện tập thể dục

Bên cạnh xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tăng cường luyện tập thể dục là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên nên áp dụng. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là người cao tuổi. Việc tập thể dục thể thao giúp hệ xương vận động và các bó cơ được tập luyện dẻo dai. Thêm vào đó, tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng, lưu thông máu huyết và đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi.

Tăng cường luyện tập thể dục là phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả

Không riêng người bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bất cứ ai có bệnh tiểu đường hoặc không đều nên tập luyện hằng ngày. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể tập 3 buổi/ tuần và vận động nhẹ như chạy bộ hay đi dạo.

Điều trị kịp thời

Bất cứ bệnh lý nào cũng nên được điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với bệnh tiểu đường càng cần phải tiếp nhận điều trị sớm. Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những biến chứng thường gặp nhất là các bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh và giảm thị lực. Không chỉ vậy, những biến chứng này diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu đặc trưng nên rất khó nhận biết cho đến khi phát bệnh.

Bệnh tiểu đường nên được thăm khám và điều trị kịp thời

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường tuýp 1 còn có những biến chứng cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng như cơ giật, hôn mê sâu,.. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu có bệnh tiểu đường, việc bạn cần làm là ngay lập tức gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm.

Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường

Bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý và điều trị theo phác đồ, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên sử dụng thêm thực phẩm chức năng cho người tiểu đường. Các loại thực phẩm này không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn cải thiện chức năng của tuyến tụy. Vì thế, khi lựa chọn thực phẩm chức năng tiểu đường của Mỹ, người bệnh nên lưu ý giai đoạn bệnh để sử dụng cho phù hợp. Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt cho người tiểu đường cần thỏa 3 tiêu chí sau:

  • Cải thiện chức năng của tuyến tụy, kiểm soát mức độ insulin trong máu.
  • Tác động toàn bộ lên quy trình chuyển hóa đường như chuyển hóa thành năng lượng nuối tế bào lúc đói.
  • Có chứng nhận cho phép lưu hành của Bộ Y tế.

Thực tế, trên thị trường này, thực phẩm chức năng cho người bị tiểu đường có rất nhiều sản phẩm với công dụng khác nhau. Nhìn chung, các sản phẩm thực phẩm chức năng trị tiểu đường thường có những ưu điểm nổi bật sau đây:

Thuc pham chuc nang cho nguoi tieu duong

  • Hỗ trợ kiểm soát và ổn định lượng đường huyết trong máu.
  • Thành phần từ thiên nhiên, đa tác dụng.
  • Nguyên liệu được sàng lọc và chọn lựa kỹ càng, công nghệ sản xuất hiện đại và máy móc tiên tiến.
  • Không có hoặc ít có tác dụng phụ như thuốc Tây.

Bên cạnh đó, khi quyết định sử dụng thực phẩm chức năng chữa tiểu đường kết hợp với điều trị, người tiêu dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ và ưu tiên các hãng uy tín.

Vừa rồi là những chia sẻ về cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường và một số thực đơn được áp dụng phổ biến. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và không điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn đừng lo, nếu ăn uống hợp lý, điều trị đúng phác đồ và siêng năng tập luyện thể thao. Sức khỏe của bạn nhất định sẽ được cải thiện và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Chúng ta hãy luôn luôn lạc quan bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận trên Facebook