Site icon Sống khỏe 365

Gạo lứt là gì? Thực hư Tác dụng của gạo lứt được chuyên gia giải đáp

Gạo lứt là loại gạo gì hay gạo lứt có tốt không? tác dụng của gạo lứt? là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi gần đây. Gạo lứt nổi lên như một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất được ưa chuộng tuy nhiên nhiều người vân chưa hiểu hết về hạt ngọc trời. Cùng Songkhoe365 tìm câu trả lời về hạt gạo lứt ngay sau đây.

Gạo lứt là gạo gì?

Gạo lứt tiếng anh còn được gọi là Brown rice, là loại gạo giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Về nguồn gốc, gạo lứt hay gạo lức là loại gạo xuất thân từ hạt thóc, tuy nhiên điểm khác biệt của chúng so với gạo trắng là sau khi tách lớp vỏ trấu bên ngoài, gạo lứt được giữ nguyên thành phần rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng là lớp vỏ cám. Thành phần chính của gạo lứt gồm chất xơ, tinh bột, magie, canxi, sắt, một số vitamin như B1,B3,B6,…. Gạo lứt thường có màu hơi ngả nâu, vị ngọt nhẹ và đặc biệt tốt cho đối tượng người ăn kiêng và bệnh tiểu đường.

Gạo lứt có nhiều loại, nhưng có thể phân thành bốn loại chính như sau:

Loại này thường có màu đỏ nâu, tính chất dẻo, chứa nhiều vitamin và chất xơ. Đây là dòng gạo được đánh giá rất sạch và phù hợp nhất với người ăn kiêng, ăn chay để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho các đối tượng này.

Gạo lứt đen thường có màu tím than, là dòng ngũ cốc cao cấp có hàm lượng chất xơ cao vượt trội và ít đường. Gạo lứt đen rất tốt cho người bệnh tim hoặc ung thư bởi ngoài chất xơ, nó còn chứa nhiều các chất oxy hóa giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý này hiệu quả.

Là tên gọi tổng hợp cho các loại nếp vẫn giữ nguyên lớp vỏ trấu như nếp than, nếp hương, nếp Thái Bình,… Đặc tính chung của gạo lứt nếp và dẻo và thơm, thường dùng nhiều để nấu xôi hay chè, được nhiều người ưa chuộng.

Gạo lứt tẻ và gạo trắng là hai loại gạo được dùng nhiều nhất để nấu cơm hàng ngày. Mặc dù vậy, gạo lứt tẻ thường vẫn còn lớp cám bên ngoài màu vàng nhạt rất giàu chất xơ. Loại gạo này nên ngâm một thời gian trước khi nấu để dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Chúng ta vừa tìm hiểu gạo lứt là gạo như thế nào, vậy nếp cẩm có phải là gạo lứt không? Mặc dù nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau, nhưng có thể khẳng định đây là hai loại gạo hoàn toàn khác nhau và đều rất tốt cho sức khỏe. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào?

So sánh gạo Lứt và gạo nếp cẩm

Tác dụng tuyệt vời của gạo lứt với sức khỏe:

Gạo lứt có rất nhiều tác dụng với sức khỏe đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học và thực tiễn lâm sàng. Vậy công dụng của gạo lứt là gì? Theo Bác sĩ Asaf Qureshi – Viện Đại học Wisconsin Mỹ tuyên bố trong công trình nghiên cứu về gạo lứt rằng: “ Khi thử nghiệm TRF thành phần có trong gạo lứt trên những người có cholesterol máu cao. Kết quả là lượng cholesterol giảm 12-16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào gốc ”. Như vậy có thể thấy được gạo lứt mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe.

Gạo lứt có công dụng gì với người tiểu đường:

Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao, có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu của chuyên gia Qi Sun thuộc trường Y Tế Công cộng- Viện Dinh dưỡng học cho biết: “ Người ta đã chứng minh được là ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Một tuần nên ăn gạo lứt một lượng nhiều hơn 2 khẩu phần ăn gạo thường”.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tiểu đường là do lượng đường trong máu vượt quá mức tham chiếu bình thường. Thành phần chất xơ và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm b trong gạo lứt có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu, gạo lứt có chỉ số glucose huyết từ 56 đến 69, thấp hơn nhiều so với gạo trắng và rất tốt cho người tiểu đường.

Chắc hẳn bạn đã biết, tim mạch là biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường. Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ, omega 3, phytosterol,… giúp giảm cholesterol, ngăn ngưng kết tiểu cầu và tốt cho tim mạch, đồng thời ngăn nguy cơ đột quỵ, tai biến.

Một tác dụng nữa có gạo lứt đóng góp vai trò trong ngăn ngừa bệnh mạch vành đó là kiểm soát và làm giảm huyết áp, ngăn xơ cứng động mạch- nguy cơ gây bệnh tim hàng đầu hiện nay. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người thường xuyên ăn gạo lứt giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đên 21% so với người ăn gạo trắng.

Sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể được coi như màng bảo vệ giúp cơ thể tránh được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… Chất sterol trong gạo lứt giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn và làm chậm quá trình lão hóa. Gạo lức hay gạo lứt không chỉ có công dụng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường, mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón.

Công dụng gạo lứt đối với người ăn chay, ăn kiêng:

Gạo lứt từ lâu đã được xem là chìa khóa vàng cho người ăn chay hay đang có nhu cầu kiểm soát cân nặng. Với những người ăn gạo lứt thường xuyên, lượng calo bị tiêu hao trong cơ thể sẽ tương đương với việc đi bộ vận động đến 30 phút, tỷ lệ trao đổi chất cũng như hấp thu calo ít hơn trong bộ máy tiêu hóa. Đây là nghiên cứu có giá trị quan trọng của trường Đại học Tufts- Mỹ.

Vậy dùng gạo lứt giảm cân thế nào là đúng cách? Bạn có thể tham khảo ngay trong bài viết sau: Kinh nghiệm cách dùng gạo lứt giảm cân được các mẹ chia sẻ nhiều nhất 2020

Lợi ích gạo lứt trong hỗ trợ điều trị sỏi thận và các bệnh về xương khớp:

Canxi là nguyên nhân hình thành nên sỏi thận và thành phần Vitamin K trong gạo lứt có tác dụng chuyển hóa canxi ra khỏi máu rồi đưa vào xương, ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý này. Đây là nghiên cứu đã được chứng minh từ các chuyên gia dinh dưỡng tiến hành ở trường Đại học Harvard – Mỹ.

Lớp cùi của gạo lứt chứa lượng lớn canxi, kali, vitamin và IP6. Thành phần IP6 ngăn cản kết tinh hình thành oxalat canxi ở đường niệu. Đây là lý do vì sao mà người sỏi thận được khuyến cáo nên bổ sung gạo lứt vào thực đơn hàng ngày. Ngoài hỗ trợ điều trị sỏi thận, gạo lứt có tác dụng gì với xương khớp? Trước hết có thể khẳng định gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Bởi các lý do sau:

Gạo lứt trị bệnh gì và một số tác dụng khác của gạo lứt với sức khỏe:

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe, gạo lứt có khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh đái tháo đường, tiêu chảy, tim mạch, cải thiện trí nhớ và chức năng gan,…

Dưới đây là một số công dụng khác của gạo lứt đã được chứng minh trên lâm sàng mà bạn có thể tham khảo:

Lưu ý khi sử dụng gạo lứt tốt nhất cho sức khỏe?

Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người tin dùng bởi gạo lứt chữa bệnh hiệu quả và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy tác hại của gạo lứt khi sử dụng lâu dài là gì và bạn cần lưu ý gì khi sử dụng loại siêu ngũ cốc này để bồi bổ sức khỏe?

Bạn có thể tham khảo địa điểm mua gạo lứt chất lượng tại đây: [Tổng hợp] Dinh dưỡng của gạo lứt, giá bán các loại và địa chỉ mua uy tín tại HN, HCM. 

Không những gạo lứt ngon mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời với cơ thể. Hi vọng những thông tin giải đáp thắc mắc gạo lứt chữa bệnh gì trên đây đã giúp bạn đọc có được kiến thức bổ ích giúp giảm cân và phòng ngừa các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, ung thư,… hiệu quả.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version