Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hiện nay là một trong những căn bệnh nguy hiểm chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế để đề phòng và chữa bệnh hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất.

Hãy cùng tham khảo qua bài viết của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích.

Thử tiểu đường bằng máy đo đường huyết
Thử tiểu đường bằng máy đo đường huyết

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhidrat, Và lúc này Hoóc môn in-sulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hay giảm tác động đối với bên trong cơ thể.

Đây là một căn bệnh mãn tính cho thấy lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn so với mức bình thường, điều này có nghĩa rằng bạn đang bị thiếu hụt hoặc đề kháng với In-sulin dẫn đến các quá trình chuyển hóa đường trong máu

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp?

  • Tiểu đường tuýp 1:

Người mắc bệnh ở dạng này do bị thiếu in-sulin do tuyến tiền không sản sinh ra In-sulin, xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm tế bào beta của đảo tụy.

Người mắc tiểu đường type 1 thường xuất hiện tiểu đường ở người trẻ tuổi, tiểu đường ở trẻ em. Ngoài ra khoảng 10% các ca bệnh tiểu đường đều là thuộc loại 1, và những năm gần đây xu hướng mắc bệnh tiểu đường loại 1 đang có sự gia tăng.

  • Tiểu đường tuýp 2:

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ bị đề kháng với In-sulin. Đa phần những người thừa cân hoặc béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.

Con số đáng báo động rằng trên 90% trường hợp mắc bệnh tiểu đường trên thế giới đều thuộc tiểu đường loại 2.

  • Tiểu đường ở phụ nữ mang thai:

Hiện nay tiểu đường ở bà bầu cũng chiếm tỉ lệ khá cao, loại tiểu đường này ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai nghén là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu xảy ra trong quá trình mang thai, bạn có thể dần dần mất đi sau khi sinh.

Vì thế nếu gặp phải tình trạng tiểu đường khi mang thai và chỉ số tiểu đường không an toàn, các chị em phụ nữ cần đến các trung tâm y tế khám định kỳ để biết được tình hình sức khỏe và có cách chăm sóc tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Do hệ miễn dịch kém:

Hệ miễn dịch kém là một trong những nguyên nhân khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Môi trường thực phẩm bị nhiễm bẩn cũng là một trong những nhu khiến hệ miễn dịch kém. điều này làm cho tuyến tụy mất dần sản xuất in-sulin trong cơ thể.

  • Tiểu đường loại 1 do di truyền:

Bạn biết không các biến thể quan hoặc một vài nhóm gen tương tác  là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là gì khi gia đình bạn có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn.

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 do ăn uống:

Loại này thường xuất hiện tiểu đường ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với các sản phẩm từ sữa và như các cao trong nước  uống là một trong những nguyên do tạo nên sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 do béo phì:

Chúng ta biết rằng việc sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ và đặc biệt là sự lười vận động dẫn đến việc làm tăng khả năng xuất hiện đề kháng In-sulin.

Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn mắc phải bệnh này hãy tìm hiểu về tiểu đường cần kiêng những gì để được điều trị phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu nhất.

  • Một số nguyên nhân khác:

Việc bỏ qua bữa ăn sáng, thiếu ngủ, thay đổi giờ làm việc và sinh hoạt hàng ngày, người bị buồng trứng đa nang ….Đặc biệt theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc đại học của Mỹ đã chứng minh một điều thú vị rằng chứng ngủ ngáy nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 50%.

Vì thế chúng ta thấy rằng tiểu đường loại 2 được xem là dạng  tiểu đường lối sống, hãy đề phòng và tìm cách chữa trị kịp thời nhé!

Nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường

Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời:

  • Hay có triệu chứng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
  • Bị khô miệng, cảm thấy khát nước liên tục ngay cả khi vừa uống
  • Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của triệu chứng bệnh tiểu đường là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, vết thương lâu lành và giảm thị lực
  • Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh đái tháo đường là một trạng thái gây ức chế miễn dịch. Vì thế chúng rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến là ở các chị em phụ nữ bị ngứa ở bộ phận sinh dục và đặc biệt hay bị nấm âm đạo, da bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần
  • Ngoài ra một trong những dấu hiệu phổ biến  thường gặp ở người bệnh đái tháo đường là thường cảm thấy đói. Khi lượng đường trong máu giảm xuống cơ thể của những người bệnh thường lầm tưởng rằng là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.

Tuy nhiên không phải các triệu chứng nào của bệnh tiểu đường cũng đều xuất hiện cùng một lúc, vì thế cách tốt nhất để phát hiện ra bệnh tiểu đường và biến chứng của nó, bạn cần nên đi xét nghiệm định kỳ nếu có các dấu hiệu trên để có thể tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường kịp thời và hiệu quả nhất.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường gây rất nhiều biến chứng cho người bệnh

Biến chứng cấp tính

Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

  • Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc in-sulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức… Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.
  • Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.

Biến chứng mạn tính

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.

  • Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng, có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể như thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. (1)

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý đúng cách

Chế độ ăn uống phù hợp cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống phù hợp cho người tiểu đường

Tiểu đường nên và không nên ăn gì?

  • Người bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn đúng giờ và đầy đủ các chất đạm béo muối khoáng với số lượng phù hợp. Đặc biệt người tiểu đường cần hạn chế  tối đa các loại thịt hộp, patê, xúc xích thay vào đó cần nên ăn các loại trái cây hoặc uống sữa không đường trước khi đi ngủ vào ban đêm.
  • Người bị bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa, loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ. Theo sự khuyến cáo của bác sĩ lượng cholesterol đưa vào phải dưới 300 mg mỗi ngày, cần ăn chậm nhai kĩ và không nên ăn quá no.
  • Chất ngọt là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó sẽ làm tăng các biến chứng nặng nề của bệnh vì thế cần hạn chế và tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, nên có bữa phụ trước khi đi ngủ có thể là một ly sữa hay một ít trái cây
  • Sử dụng Gạo Lứt thay cho gạo trắng thông thường là một trong những phương pháp giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất khả quan.
cám gạo lứt
Cám gạo lứt giúp hỗ trợ ổn định bệnh tiểu đường

Sử dụng cám gạo lứt thường xuyên giúp hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả

>>> Tìm hiểu thêm: Gạo Lứt cho người tiểu đường Thực phẩm giúp ổn định bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc

  • Đối với các bệnh án tiểu đường loại 1, do các tế bào beta của tuyến tụy không tiết ra được In-sulin. Vì thế cách chữa trị bệnh tiểu đường thuộc loại này là cần phải được điều trị bằng In-sulin
  • Đối với bệnh tiểu đường loại 2, người bệnh cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết làm cơ thể tăng sản xuất In-sulin, ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ cacbonhidrat ở ruột.
  • Ngoài ra người bệnh cần sử dụng máy đo tiểu đường giúp người bệnh có thể theo dõi và kiểm tra được lượng đường huyết nhanh chóng một cách khá chính xác.

Để có thể chữa trị bệnh tiểu đường đạt được kết quả tốt nhất người bệnh thường xuyên tập luyện thể dục vận động nhiều. Đặc biệt không được sử dụng các chất kích thích để có thể tạo được cuộc sống lành mạnh. Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh thật sự nguy hiểm hiện nay, vì thế hãy cẩn trọng và chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn.

Nguồn: Tổng hợp

>>> Bạn nên xem thêm bài viết: 

5/5 - (14 bình chọn)

Bình luận trên Facebook