Site icon Sống khỏe 365

Cách làm bánh gạo lứt tại nhà thơm ngon bổ dưỡng – Tốt cho người tiểu đường, ăn kiêng

Gạo lứt được biết đến với công dụng giúp giảm cân, hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả, tuy nhiên gạo lứt thường khá khô và cứng. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo cách làm bánh gạo lứt tại nhà bổ dưỡng dưới đây.

1. Tại sao người tiểu đường, ăn kiêng nên ăn bánh gạo lứt?

Bánh gạo lứt là món ăn liền được làm từ nguyên liệu chính là gạo lứt. Cũng như các món ngon khác có thành phần là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng này, bánh gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất từ lớp màng cám vô cùng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với người tiểu đường hay người béo phì, thừa cân.

Bánh gạo lứt giúp giảm cân liệu có đúng không, chúng ta sẽ có cùng phân tích một vài lý do dưới đây:

Bánh gạo lứt giúp giảm cân hiệu quả

Bánh gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt tốt, mang lại khá nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường:

Tại sao người tiểu đường nên ăn bánh gạo lứt?

Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có lời giải cho câu hỏi: : “ Tại sao người tiểu đường, ăn kiêng nên ăn bánh gạo lứt?”. Có thể nói gạo lứt là loại ngũ cốc đem lại lợi ích vô cùng to lớn với cơ thể, đặc biệt là những người thừa cân hay mắc bệnh lý tiểu đường.

>> Xem thêm:

2. Cách làm bánh gạo lứt đơn giản tại nhà

Bánh gạo lứt cho người ăn kiêng

Món bánh gạo lứt cho người ăn kiêng muốn giảm cân hay kiểm soát cân nặng hiệu quả cần lưu ý điểm chính là hạn chế lượng đường hay bột ngọt, để tập trung vào thành phần dinh dưỡng, nhất là chất xơ trong gạo lứt, giúp đánh bay mỡ thừa nhanh chóng.

Để làm món bánh gạo lứt cơ bản nhất, bạn cần chuẩn bị một vài nguyên liệu chính như sau:

Gạo lứt hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tùy theo màu sắc như gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen,.. hoặc phân theo tính chất như gạo lứt nếp, gạo lứt tẻ. Theo kinh nghiệm được các chị em chia sẻ thì gạo lứt huyết rồng là loại gạo được ưa chuộng nhất khi làm bánh gạo lứt  huyết rồng bởi gạo có màu sắc bắt mắt, ngon và vô cùng nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Bột gạo thường được sử dụng ở đây là bột gạo nếp pha với bột gạo lứt với tỷ lệ chuẩn là 2 : 1, bởi đặc tính dẻo thơm và rất phù hợp để nấu bánh. Ngoài ra, nếu không thích gạo nếp, bạn có thể tham khảo thêm các loại gạo khác như gạo tẻ cũng được dùng khá nhiều hiện nay.

Để tăng thêm hương vị cho món bánh gạo lứt bạn có thể cho thêm một ít đường nâu hoặc thậm chí sữa đặc. Tuy nhiên vì mục đích chính là giảm cân cho người ăn kiêng, do vậy bạn nên cho lượng đường vừa phải để quá trình giảm cân được nhanh chóng hơn.

Cách làm bánh gạo lứt giúp giảm cân hiệu quả

Các bước chính để làm món bánh gạo lứt cơ bản nhất tại nhà:

Gạo lứt sau khi chọn lọc loại hạt căng tròn, không ẩm mốc, ngâm thời gian vừa đủ, rồi nấu thành cơm như gạo trắng thông thường. Phần cơm sau khi chín cho vào may xay, xay qua để hạt cơm được chia nhỏ hơn. Quá trình xay nên cho thêm một ít nước lọc.

Cơm sau khi xay cho thêm lượng đường nâu vừa đủ, bột gạo đã chuẩn bị rồi nhào nặn đều tay. Nếu bạn muốn tăng thêm hiệu quả giảm cân, có thể thay thế đường nâu bằng muối mè để giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Nhào nặn bánh không quá khó, tuy nhiên bạn nên nhào đều tay và nén chặt bánh để khi rán bánh không bị vỡ ra. Bạn có thể nặn bánh theo các hình thù khác nhau, tùy theo sở thích.

Đun nóng chảo, bạn có thể thêm một ít dầu, rán bánh với lửa nhỏ đến khi chín đều thì tắt bếp và bắt đầu thưởng thức.

Món bánh này sẽ ngon và hấp dẫn hơn khi bạn sử dụng ít vừng rắc nhẹ lên trên nhé. Món bánh gạo lứt ăn kiêng này không những vô cùng ngon mà còn có hiệu quả giảm cân đáng kể.

Ngoài món bánh gạo lứt kể trên, người đang thực hiện chế độ ăn kiêng có thể tham khảo để làm bánh mì gạo lứt cực kỳ đơn giản dưới đây:

Cách làm bánh mỳ gạo lứt

Món bánh mì gạo lứt giàu dinh dưỡng, nhất là chất xơ, giúp cơ thể no lâu và hạn chế lượng mỡ thừa tích tụ. Món bánh này được chị em dùng nhiều vào bữa sáng trong thực đơn ăn kiêng của mình.

Cách làm bánh mì gạo lứt đơn giản

Bánh gạo lứt cho người tiểu đường

Bánh quy gạo lứt mầm là món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe, nhất là người bệnh tiểu đường. Gạo lứt nảy mầm là loại gạo được giới chuyên gia đánh giá chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, ngoài ra gạo lứt còn có vai trò kiểm soát lượng glucose huyết dung nạp vào cơ thể, đồng thời giảm Cholesterol xấu, ngăn ngừa tiểu đường và các biến chứng liên quan.

Gạo lứt khi kết hợp với vừng đen sẽ tạo ra món ăn vặt thơm ngon, mà hoàn toàn không gây tăng cân như các loại bánh ngọt khác. Vì vậy bánh gạo lứt vừng đen được cách chị em áp dụng và chia sẻ khá nhiều hiện nay.

Cách làm bánh quy gạo lứt vừng đen mà bạn đọc có thể tham khảo làm ngay tại nhà nhanh chóng:

Bột gạo lứt ( chị em thường dùng bột gạo lứt đỏ Điện Biên).

Vừng đen.

Muối tinh.

Hạnh nhân hoặc quả óc chó ( Nghiền nhỏ thành bột).

Lòng đỏ trứng gà.

Bánh quy gạo lứt có thể bảo quản lâu trong hộp kín và dùng hàng ngày để thay các món ăn vặt khác mà lại cực kỳ tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

Bánh đa gạo lứt tốt cho sức khỏe người dùng

Gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng, do vậy ngoài những món thông dụng như cơm gạo lứt, bún gạo lứt hay cháo gạo lứt bồi bổ sức khỏe trong các bữa chính hàng ngày thì các món ăn liền cũng được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm. Trong số đó có món bánh đa gạo lứt với đặc tính giòn, thơm và nhiều vitamin, khoáng chất. Bánh đa gạo lứt là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn với những nàng đam mê ẩm thực muốn thực hiện ngay tại nhà.

Nguyên liệu cần có: Bột gạo lứt, bột bánh cuốn, mè đen, muối, nước lọc.

Các bước thực hiện món bánh đa gạo lứt:

Món này có thể ăn liền hoặc ăn cùng dăm bông, làm nộm,… cực kỳ tốt cho người tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao, muốn ngăn ngừa bệnh lý này.

Cách làm bánh đa gạo lứt tại nhà nhanh chóng

3. Một số loại bánh gạo lứt phổ biến trên thị trường

Nếu bạn không có thời gian để tự mình vào bếp chế biến món ngon từ gạo lứt giúp bồi bổ sức khỏe, thì bạn hoàn toàn có thể tìm mua các loại bánh gạo lứt có sẵn trên thị trường để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Bánh tráng gạo lứt hữu cơ Bích Chi

Thành phần chính của món bánh ăn liền này là gạo lứt hữu cơ, tinh bột khoai mì hữu cơ. Bánh tráng Bích Chi luôn được đảm bảo an toàn 100% về chất lượng với quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Bánh tráng ăn ngon hơn khi được sử dụng để làm gỏi cuốn, chả giò,… Với một túi đóng gói 200gr có giá thành chỉ hơn 50.000đ/ gói, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Bánh tráng gạo lứt hữu cơ Bích Chi

Bánh gạo lứt Bà Tích

Bánh gạo lứt Bà Tích với thành phần gạo lứt 100% không pha thêm bột mì, kết hợp thêm bơ thực vật, muối hầm dưỡng sinh,… Sản phẩm này được đánh giá chứa khá ít calo vì vậy phù hợp với đối tượng người ăn kiêng, mắc bệnh tiểu đường. Đây là món bánh gia truyền Bà Tích được kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại tạo nên thương hiệu bánh có đặc trưng riêng, giòn, ngọt nhẹ và thơm đậm mùi gạo lứt. Bánh quy gạo lứt Bà Tích 100gr đang được bán với giá 30.000đ/ túi.

Bánh gạo lứt Bà Tích gia truyền

Bánh gạo lứt rong biển zozin

Bánh ăn liền gạo lứt rong biển zozin là món ăn thực dưỡng oshawa vô cùng nổi tiếng, đặc biết tốt với người muốn giảm cân, mắc tiểu đường hay ung thư, tim mạch,… Bánh zozin chứa thành phần dinh dưỡng cực kỳ đa dạng gồm các vitamin, chất xơ, protein, lipid, canxi, kali, natri, với mức giá 29.000đ/ túi 125gr. 

Bánh gạo lứt rong biển zozin chứa nhiều chất dinh dưỡng

Bánh gạo lứt là món ăn liền vô cùng dễ làm và chế biến ngay tại nhà nhanh chóng. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đọc đã nắm được các bước làm bánh gạo lứt tốt cho người ăn kiêng, tiểu đường để thêm phần đa dạng cho thực đơn của mình.

5/5 - (3 bình chọn)
Exit mobile version